Trường từ vựng ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ lưu quang vũ

  • doc
  • 123 trang
0

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ THỦY HẰNG

TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA
THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

1

NGHỆ AN - 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG THỊ THỦY HẰNG

TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA
THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA
TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.02.40

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. HOÀNG TRỌNG CANH

1

NGHỆ AN - 2015

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề............................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10
6. Đóng góp mới của luận văn.....................................................................10
7. Cấu trúc luận văn.....................................................................................11
Chương 1. NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI....................12

1.1. Từ và nghĩa của từ................................................................................12
1.1.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ.................................................................12
1.1.2. Từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật................................................14
1.1.3. Nghĩa của từ..................................................................................16
1.2. Trường từ vựng - ngữ nghĩa.................................................................20
1.2.1. Khái niệm trường ngữ nghĩa - trường từ vựng..............................20
1.2.2. Quan hệ ngữ nghĩa trong trường từ vựng - ngữ nghĩa..................22
1.2.3. Hiện tượng chuyển trường............................................................26
1.2.4. Giá trị biểu đạt tư tưởng, tình cảm của chủ thể sáng tạo khi
dùng từ theo trường.......................................................................27
1.3. Lưu Quang Vũ - cuộc đời và sự nghiệp................................................29
1.3.1. Vài nét về cuộc đời Lưu Quang Vũ..............................................29
1.3.2. Sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của Lưu Quang Vũ.......................30
1.4. Tiểu kết chương 1.................................................................................33
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỮ NGHĨA
THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ............34

2.1. Kết quả khảo sát....................................................................................34
2.2. Các trường nghĩa thể hiện tình yêu trong thơ Lưu Quang Vũ..............34

2.2.1. Trường nghĩa theo quan hệ dọc.....................................................34
2.2.2. Trường nghĩa theo quan hệ ngang (quan hệ tuyến tính)...............46
2.2.3. Trường nghĩa theo quan hệ liên tưởng..........................................48
2.2.4. Hiện tượng từ được dùng chuyển trường nghĩa chỉ tình yêu
trong thơ Lưu Quang Vũ...............................................................56
2.3. Cách tổ chức trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi
lứa trong Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi của Lưu Quang Vũ...........59
2.3.1. Các biện pháp tổ chức từ thuộc trường từ vựng - ngữ nghĩa thể
hiện tình yêu đôi lứa …………………………………………………59
2.3.2. Hiệu quả nghệ thuật của cách thức tổ chức trường từ vựng ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ
.......................................................................................................66
2.4. Tiểu kết..................................................................................................74
Chương 3. VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG TỪ VỰNG NGỮ NGHĨA
TRONG VIỆC THỂ HIỆN TÌNH YÊU ĐÔI LỨA TRONG THƠ
LƯU QUANG VŨ..........................................................................................76

3.1. Khái quát về tình yêu đôi lứa (Hay còn gọi là tình yêu nam nữ)
......................................................................................................................76
3.2. Vai trò của trường nghĩa liên tưởng về tình yêu đôi lứa.......................80
3.2.1. Khái niệm “biểu tượng”................................................................80
3.2.2. Các biểu tượng về tình yêu đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ
.......................................................................................................81
3.3. Vai trò của trường nghĩa thể hiện phẩm chất của người đàn ông
trong tình yêu đôi lứa...................................................................................95
3.3.1. Tiểu trường thể hiện phẩm chất khao khát yêu thương................95
3.3.2. Tiểu trường thể hiện phẩm chất sẵn sàng hy sinh, dâng hiến
.......................................................................................................98

1
3.3.3. Tiểu trường thể hiện tình cảm tình yêu luôn lo âu, trăn trở
.....................................................................................................102
3.4. Tiểu kết................................................................................................107
KẾT LUẬN...................................................................................................109
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 112

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1.

Nhóm từ xưng hô thể hiện tình yêu..................................................36

Bảng 2.2.

Nhóm danh từ thể hiện tình cảm, tình yêu......................................37

Bảng 2.3.

Nhóm động từ thể hiện tình yêu.......................................................38

Bảng 2.3.a. Nhóm động từ thể hiện tâm trạng....................................................39
Bảng 2.3.b. ................................................Nhóm động từ thể hiện hành động yêu
............................................................................................................40
Bảng 2.4.

Nhóm từ chỉ tính chất thể hiện tình yêu..........................................42

Bảng 2.4.a. Nhóm tính chất thể hiện mức độ tình yêu........................................44
Bảng 2.4.b. ...............Nhóm tính từ chỉ tính chất, trạng thái cảm xúc yêu đương
............................................................................................................45
Bảng 2.5.

Những từ có nghĩa chỉ hình ảnh thiên nhiên mang nghĩa biểu
tượng về tình yêu...............................................................................49

Bảng 2.6.

Từ chỉ bộ phận con người mang nghĩa biểu tượng cho tình
yêu......................................................................................................52

Bảng 2.7.

Những từ ngữ chỉ đối tượng được liên liên tưởng...........................56

Bảng 2.8.

Các từ thuộc trường nghĩa chỉ tình yêu đựợc dùng chuyển trường
................................................................................................................57

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Đối với chủ thể sáng tạo, trong quá
trình sáng tác, nhà văn bắt buộc phải sử dụng ngôn ngữ như chất liệu duy nhất.
Thông qua sự tổ chức ngôn ngữ, nhà văn bộc lộ cảm xúc, tư tưởng, tài năng và
sức sáng tạo của mình. Đối với khách thể tiếp nhận, muốn hiểu được ý nghĩa
nghệ thuật của tác phẩm, người đọc cũng phải bắt đầu từ ngôn từ trong văn
bản, hơn thế, còn phải tìm hiểu cách tổ chức ngôn từ trong tác phẩm theo từng
thể loại. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ không chỉ được nghiên cứu theo
hướng cấu trúc mà còn được nghiên cứu theo hướng hoạt động gắn liền với
chức năng của từng loại ngôn bản và theo hướng tiếp cận liên ngành. Vì vậy,
nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng,
không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà phê bình văn học mà cả các nhà
ngôn ngữ học. Tìm hiểu về trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa
trong thơ Lưu Quang Vũ cũng là đề tài nằm trong hướng đi cần thiết ấy.
1.2. Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ, các từ không tồn tại
một cách rời rạc mà chúng đều có quan hệ nhất định với nhau về một phạm vi
ngữ nghĩa nào đó. Mỗi tập hợp những từ có phạm vi ngữ nghĩa như vậy tạo
nên một tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là “trường từ vựng”, “trường từ
vựng - ngữ nghĩa” hay “trường nghĩa”. (Semantic field).
Chẳng hạn, khi nói đến quê hương người ta nghĩ ngay đến cây đa,
giếng nước, sân đình....; nói đến cảm xúc của con người ta nghĩ ngay đến hỉ,
nộ, ái, ố, v.v.
Việc tìm hiểu trường nghĩa như vậy không chỉ phản ánh mối quan hệ
ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng trong một hệ thống ngôn ngữ, mà còn góp
phần tìm hiểu nội dung tác phẩm cũng như phong cách tác giả qua cách họ sử
dụng trường từ vựng trong tác phẩm.

2
Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong
thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi mong muốn góp thêm cứ liệu về nét riêng của
Lưu Quang Vũ trong việc lựa chọn, tổ chức và sử dụng ngôn ngữ, qua đó góp
phần nhận diện phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
1.3. Lưu Quang Vũ là tác giả đa tài, thành công trên nhiều thể loại sáng
tác nhưng với bạn bè đồng nghiệp và những người yêu mến Lưu Quang Vũ
thì thơ mới là “phần tâm huyết nhất cuộc đời anh”. Lưu Quang Vũ là một tài
thơ “thuộc loại bẩm sinh”. Ngay từ tập thơ đầu tiên in năm 1968 (Tập Hương
cây in chung với tập Bếp lửa của Bằng Việt) đến năm 2010, Nxb Hội nhà văn
đã phát hành tuyển thơ Lưu Quang Vũ với tiêu đề Gió và tình yêu thổi mãi
trên đất nước tôi đã gây được sự chú ý đặc biệt của bạn đọc. Trong hơn 20
năm cầm bút, Lưu Quang Vũ đã thể hiện một hồn thơ nồng nàn, đắm đuối mà
vô cùng chân thành, giản dị, không hề có sự cầu kỳ, chải chuốt câu chữ. Đến
với thơ, Lưu Quang Vũ lặng lẽ miệt mài sáng tạo và đã tìm thấy niềm tin yêu
cuộc đời theo cách của riêng anh. Thể hiện điều ấy trong những thi phẩm của
mình, Lưu Quang Vũ đã tạo nên một phong cách riêng, một giọng điệu riêng
giàu sức ám ảnh. Tuy nhiên còn ít công trình đi sâu khám phá về từ, nghĩa của
từ cũng như những đặc sắc trong kết hợp từ trong thơ Lưu Quang Vũ.
Chọn đề tài “Trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa
trong thơ Lưu Quang Vũ” trong tuyển thơ Lưu Quang Vũ với tiêu đề Gió và
tình yêu thổi mãi trên đất nước tôi, chúng tôi mong muốn khảo sát đầy đủ và
toàn diện hơn hệ thống trường từ vựng đã góp phần khẳng định vai trò của
trường nghĩa trong sử dụng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về trường từ vựng nhưng
nhìn chung có thể qui vào hai khuynh hướng chủ yếu:

3
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm trường từ vựng là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong một ngôn ngữ biểu hiện. Đại diện cho khuynh hướng
này là J.Trier và L. Wesigerber.
Khuynh hướng thứ hai xây dựng lí truyết trường nghĩa trên cơ sở các
tiêu chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào
đó nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa. Đại diện cho
khuynh hướng này là W. Porzig.
Điển hình cho khuynh hướng thứ nhất này là J.Trier và J. Wesigerber.
Trier nói tới trường khái niệm và trường từ vựng như sau: trường từ
vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ.
Theo ông: “Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm ở trong trường, nhờ những quan hệ
của nó với các từ khác cũng thuộc trường ấy. Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận
được ý nghĩa qua cái toàn thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không
phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, ngược lại mỗi một từ có nghĩa chỉ là vì
có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó” [dẫn theo Nguyễn Thiện Giáp (Chủ
biên), 17, tr. 110].
Quan điểm của L. Wesigerber về trường là quan niệm theo hệ dọc:
trường trực tuyến - trường truyền thống. Cơ sở ngôn ngữ học của L.
Wesigerber là khái niệm thế giới trung gian của ngôn ngữ. Ông thay thế sự
phân tích các từ bằng sự phân tích khái niệm nằm trong “tinh thần” của một
ngôn ngữ nào đó. Ông đã phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của
các đơn vị từ vựng.
Sau J.Trier và L. Wesigerber, nhiều nhà nghiên cứu cũng đưa ra những
quan niệm khác về trường dựa vào các tiêu chí khác nhau để tập hợp các đơn
vị từ vựng. Đáng chú ý nhất là lý thuyết về trường của nhà ngôn ngữ học
người Đức W. Porzig. Ông là người đại diện cho khuynh hướng thứ hai khi
nghiên cứu về trường. Ông đã xây dựng khái niệm về các trường tuyến tính

4
(hệ ngang) hay còn gọi là trường từ vựng - cú pháp. Ông quan niệm trường
dựa trên cơ sở các mối quan hệ chung nhất, những mối quan hệ ngữ nghĩa tạo
nên “các trường cơ bản của ý nghĩa”. Porzig chú ý tới hiện tượng nhiều nghĩa
nên đã phân biệt được trường trung tâm và trường chuyển nghĩa.
2. 2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa ở Việt Nam
Lý thuyết trường từ vựng được Đỗ Hữu Châu giới thiệu vào Việt Nam
từ năm 1970. Đến nay, nó vẫn được coi là một trong những mô hình nghiên
cứu của ngữ nghĩa học cấu trúc và miêu tả. Nhiều công trình đã giới thiệu,
vận dụng lý thuyết này vào nghiên cứu các trường từ vựng - ngữ nghĩa hay
đối chiếu trường từ vựng của tiếng Việt với trường từ vựng tương ứng trong
ngôn ngữ khác.
Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên áp dụng lý thuyết trường từ năm 1970
vào nghiên cứu từ vựng tiếng Việt. Các nghiên cứu của ông được đề cập trong
các công trình như: “Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” [6], “Đỗ Hữu Châu
tuyển tập” (tập 1) [7] và nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí ngôn ngữ.
Ông đã vận dụng lý thuyết về trường nghĩa của các tác giả nước ngoài để xây
dựng những quan niệm của mình về trường nghĩa. Trước tiên, trường là một
tập hợp bao chứa những đối tượng có tính tương liên với nhau. Tập hợp đó
tồn tại một cách khách quan, có mối liên hệ nội trợ chặt chẽ và làm nên một
giá trị chung. Và trường nghĩa được GS. Đỗ Hữu Châu đưa ra khái niệm như
sau: Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những
từ đồng nhất với nhau về ngữ nghĩa [6;170].
Như vậy, một tập hợp từ đồng nhất với nhau ở một nét nghĩa tổng quát
mang tính chất của một hệ thống con nằm trong hệ thống từ vựng lướn sẽ được
gọi là trường nghĩa. Trường nghĩa là kết quả của sự phản ánh khái quát mà mức
độ cao nhất là giúp xác lập từ loại. Hay, hiểu một cách đơn giản: trường nghĩa,
trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

5
2.3. Lịch sử nghiên cứu thơ Lưu Quang Vũ
Năm 1968, tập thơ in chung Hương cây - Bếp lửa của Lưu Quang Vũ
và Bằng Việt ra đời và ngay lập tức nó đã nhận được sự quan tâm của nhiều
nhà nghiên cứu. Trong bài viết “Một cây bút trẻ nhiều triển vọng”, nhà phê
bình Hoài Thanh đã có những phát hiện tinh tế về thơ Lưu Quang Vũ: Một
tâm hồn rất tha thiết với đất nước, rất gắn bó với chế độ chúng ta mà nhiều
băn khoăn day dứt... Cái buồn ở anh là một cái buồn trung hậu. Hoặc: Cảm
xúc suy nghĩ của anh thường nhuần nhị, lời thơ cũng thường nhuần nhị...
Nghe phảng phất như ca dao mà không phải ca dao. Rất dễ sảo mà vì chân
tình nên không sảo. Ngôn ngữ nắm rất chắc. Chữ dùng chính xác mà uyển
chuyển, rất Việt Nam. Và ông khẳng định: Thơ Lưu Quang Vũ đúng nó là
vàng thật... Năng khiếu của anh đã rõ. Miễn anh đi đúng, nhất định anh sẽ đi
xa [51, tr.18-19].
Tác giả Lê Đình Kỵ cũng đã có lời giới thiệu Lưu Quang Vũ với bạn
đọc. Ông viết: Thơ Lưu Quang Vũ có một điệu tâm hồn riêng và không thiếu
tâm tình, một tâm tình sâu sắc, tự nhiên không rứt ra được, nó như có tự bao
giờ và đem san sẻ cho các bài thơ. Nhưng ông cũng đồng thời chỉ ra thơ Lưu
Quang Vũ giàu cảm xúc và ít chất suy nghĩ và bày tỏ sự chờ đợi nhiều hơn
nữa ở cây viết này [51, tr.27 - 29].
Từ khi xuất hiện Hương cây đến lúc qua đời, mặc dù viết thơ rất nhiều
Lưu Qang Vũ không in thêm được tập thơ nào nữa. Những bài thơ của ông
bấy giờ bị xem là không hợp thời, là thể hiện sự bi quan, bế tắc. Sau khi ông
mất, trong một không khí dân chủ hóa sáng tác và phê bình văn học nghệ
thuật, những bản thảo thơ Lưu Quang Vũ mới lần lượt được xuất bản: Mây
trắng của đời tôi (1989), Bầy ong trong đêm sâu (1993), Lưu Quang Vũ - thơ
và đời (1997) và gần đây nhất là tuyển tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước
tôi (2010). Cùng với việc xuất bản thơ Lưu Quang Vũ một cách rộng rãi,

6
nhiều nhà phê bình đã có sự nhìn nhận toàn diện hơn về sáng tác thơ của ông,
đánh giá vị trí thơ Lưu Quang Vũ với sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của ông
và với nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
Trong bài viết Đọc thơ Lưu Quang Vũ, tác giả Vũ Quần Phương đã có
những nhận xét đáng chú ý. Ông viết: Sự cống hiến của anh cho sân khấu
đáng được ghi nhận. Nhưng đọc hết bản thảo của anh để lại, tôi thấy thơ mới
là nơi anh ký thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng được
thời gian hay Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người,
và làm thơ để sống với mình. Nhà phê bình đã phát hiện thấy: Lưu Quang Vũ
đã mang một cái nhìn khác và tìm một chất thơ hoàn toàn khác với giai đoạn
trước của anh và khác với cả khuynh hướng chung của cả nền thơ. Thay vì
ngọt ngào ca ngợi là sự chất vấn rát bỏng. Ông đã lý giải nỗi buồn thường
thấy trong thơ Lưu Quang Vũ: Nỗi buồn của anh đi từ cảnh ngộ của anh
nhưng ý nghĩa của nó lớn hơn nhiều. Trong nỗi buồn ấy thấy được số phận
của dân ta và của con người nói chung [51, tr.33-35]. Những phát biểu của
Vũ Quần Phương đã khơi dòng cho việc đánh giá lại những giá trị có thực của
thơ Lưu Quang Vũ mà vì một lý do nào đó chưa được khẳng định.
Nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn khi viết bài Những bài thơ viển
vông cay đắng u buồn viết trong những năm chiến tranh đã thừa nhận:
Hôm nay đây, đối diện với những bài thơ sống sót, những bài thơ từ cõi im
lặng bước ra ấy, tôi có cảm tưởng như được thấy lại những vật kỷ niệm của
chính mình [51, tr.27]. Và ông cho rằng: Quả thật là đặt bên cạnh những
bài thơ đã biết, cả những bài thơ rất hay của thời chiến, thì những dòng
thơ sau đây có được cái vẻ độc đáo không gì thay thế được. Chúng - và
những gì tương tự như chúng - là một phần của cuộc đời ta, vì lý do nào
đó, có lúc ta phải lảng tránh, phải lãng quên, nên không vì thế mà chối bỏ
chúng mãi mãi [51, tr.63-64].

7
Cũng cùng mục đích đánh giá lại vị thế của thơ Lưu Quang Vũ, tác giả
Nguyễn Thị Minh Thái viết: Trong tính cách sáng tạo của con người tài hoa,
trẻ trung Lưu Quang Vũ thì thơ là hồn cốt thâm hậu nhất, chứ không phải là
kịch nghệ, báo chí, văn xuôi hay hội họa [51, tr.92].
Nhân kỷ niệm 20 năm mất Lưu Quang Vũ, tác giả Anh Chí trong bài viết
Lưu Quang Vũ - mộng ước, khổ đau và cái đẹp đã có những suy nghĩ sâu sắc.
Ông viết: Bây giờ, ngẫm lại những hiện tượng văn chương, những số phận văn
chương trong hơn bốn chục năm qua mà mình quan tâm, chúng tôi lại suy
ngẫm về Lưu Quang Vũ. Cá nhân chúng tôi coi anh là một tài năng khá đặc
biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thể kỷ XX. Do cách anh đi trên đường
đời, đường thơ luật khác biệt so với bạn thơ cùng trang lứa, cùng thời, nên anh
là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có thể gọi là cá biệt [51, tr.327]. Ông nhận
định: Những bài thơ của anh bổ sung cho cái giá của chiến tranh mà con
người Việt Nam phải trả thật lớn lao, thật sâu sắc. Và thực sự là nó làm cho
nền thơ cứu nước của Việt Nam ta đỡ khiếm khuyết đi nhiều [51, tr.47].
Một số bài viết đã chú ý tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo, những biểu
hiện của cái tôi trữ tình hay những biểu tượng đặc sắc làm nổi bật hồn thơ
Lưu Quang Vũ. Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Tâm hồn trở gió đã nhận
thấy gió như một biểu tượng sinh động, đa nghĩa trong thơ Lưu Quang Vũ:
Lịch sử đất nước, qua con mắt thơ Lưu Quang Vũ, bao trùm là gió và tình
yêu. Cũng có thể mượn câu này để nói về thơ của chính anh. Nhà phê bình
cũng đã chỉ ra một cảm hứng độc đáo của thơ Lưu Quang Vũ, đó là cảm hứng
nói thật, thật lắm, rất hiếm có trong thơ cùng thời. Tác giả Vũ Quần Phương
trong bài đã dẫn ở trên lại cho rằng: Cảm hứng dân tộc, trong tiến trình lịch
sử, trong vẻ hùng vĩ của đất đai, trong vẻ đẹp óng ánh của ngôn ngữ và nhất
là trong đời sống làm lụng cực nhọc, trận mạc gian lao của người dân là một
cảm hứng bền chắc trong thơ Lưu Quang Vũ.

8
Gần đây nhất, luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Kim Liên đã đi sâu
tìm hiểu những biểu hiện đa diện của cái tôi trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ,
phác họa cái nhìn tổng thể về hồn thơ Lưu Quang Vũ. Trong luận văn, từ việc
phân tích những cảm xúc chủ đạo về người thân, trẻ em, quê hương - đất
nước, và tình yêu; tác giả đã rút ra nhiều nhận xét tinh tế về cái tôi trữ tình
nhiều xúc cảm và day dứt trong thơ Lưu Quang Vũ. Đồng thời, tác giả cũng
đã chỉ ra nghệ thuật thể hiện cái tôi trữ tình trên các phương diện: giọng điệu,
thể thơ, ngôn ngữ, các môtip hình ảnh chủ đạo.
Từ góc độ ngôn ngữ, Nguyễn Thị Thanh Bình đã triển khai nghiên cứu
thơ Lưu Quang Vũ với đề tài luận văn Đặc điểm ngôn ngữ thơ Lưu Quang
Vũ. Đây có thể xem là công trình đầu tiên xem xét ngôn ngữ thơ Lưu Quang
Vũ trên nhiều phương diện từ ngữ âm, từ ngữ đến ngữ pháp. Tác giả đã chỉ ra
đặc điểm của các thể thơ thường sử dụng, một số biểu tượng tiêu biểu, giọng
điệu... Song có thể nói, vì triển khai trên một phạm vi rộng, luận văn có được
cái nhìn khái quát nhưng thiếu đi nhiều đánh giá sâu sắc về một vấn đề cụ thể.
Đặc biệt, đề tài chưa bàn đến cơ chế nội tại cấu trúc nên văn bản thơ Lưu
Quang Vũ và sự khác biệt của nó với những nhà thơ khác.
Trên đây, chúng tôi lần lượt điểm qua những công trình cơ bản nghiên
cứu về thơ Lưu Quang Vũ. Từ đó có thể rút ra mấy kết luận sau đây:
- Thơ Lưu Quang Vũ, trong khoảng 20 năm lại đây, đã lần lượt được
giới thiệu tới đông đảo người đọc. Và cũng trong tinh thần cởi mở nhìn nhận
lại những hiện tượng văn học nghệ thuật đã qua, thơ Lưu Quang Vũ là một
trường hợp được nhiều nhà nghiên cứu phê bình chú ý. Điều này cho thấy thơ
Lưu Quang Vũ trước hết là một hiện tượng “có vấn đề” của đời sống văn học
cần được xem xét lại dưới “không khí đọc” dân chủ.
- Nhìn chung, nghiên cứu về thơ Lưu Quang Vũ mới chủ yếu là những
bài viết nhỏ mang tính cảm nhận. Các tác giả đã tập trung đánh giá khái quát

9
về vị thế thơ Lưu Quang Vũ. Nhiều ý kiến đồng thuận thơ Lưu Quang Vũ có
một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp của ông và cho rằng những đóng góp của
ông với nền thơ ca Việt Nam hiện đại còn lớn hơn nhiều so với những đóng
góp về kịch. Một số bài viết đã bước đầu tìm hiểu những vấn đề cụ thể trong
thơ Lưu Vũ Quang như cảm hứng, cái tôi trữ tình, biểu tượng... Tuy nhiên, sự
nghiên cứu về ngôn ngữ thơ Lưu Quang Vũ còn khá thiếu vắng. Một vài công
trình có được thì còn dừng lại ở sự chung chung, thiếu những phân tích cặn kẽ
về một vấn đề cụ thể.
Nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa trong một tác phẩm cụ thể là
một hướng đi mới. Việc nghiên cứu trường nghĩa góp một phần rất quan trọng
vào việc phân chia các lớp từ vựng cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất
giữa các nhóm từ trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm chỉ ra giá trị của
nó với việc xây dựng chỉnh thể văn bản thơ là một vấn đề cần được triển khai
một cách nghiêm túc, sâu sắc hơn. Đề tài tài “ Nghiên cứu trường từ vựng ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ” của chúng tôi
không nằm ngoài mục đích đó.
3. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lựa chọn vấn đề “Trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình
yêu đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ” qua tuyển tập Gió và tình yêu thổi trên
đất nước tôi do Lưu Khánh Thơ biên soạn, Nxb Hội nhà văn, năm 2010 làm
đối tượng nghiên cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra cho luận văn các nhiệm vụ:
- Trình bày một số luận điểm cơ bản về trường từ vựng nói chung và
trường từ vựng trong thơ Lưu Quang Vũ nói riêng, làm cơ sở về lý thuyết và
thực tiễn cho đề tài.
- Khảo sát một cách có hệ thống và miêu tả một cách tương đối toàn diện
và đầy đủ về trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Lưu

10
Quang Vũ. Trên cơ sở đó, luận văn tiến hành phân tích, miêu tả mối quan hệ
giữa trường nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa với nội dung thể hiện tình yêu đôi
lứa, góp phần khẳng định những giá trị tư tưởng trong các tác phẩm của nhà thơ
Lưu Quang Vũ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại: Chúng tôi tiến hành khảo sát thống
kê và phân loại về trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa làm
cứ liệu minh xác cho việc phân tích đánh giá.
- Phương pháp miêu tả: Từ số liệu, luận văn tiến hành mô tả đối tượng
nghiên cứu, nhằm chỉ ra những đặc điểm cơ bản của đối tượng.
- Phương pháp phân tích: Luận văn triển khai phân tích, chỉ ra vai trò,
hiệu quả của trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ
Lưu Quang Vũ.
- Phương pháp so sánh: So sánh các lớp từ thể hiện tình yêu đôi lứa
trong thơ Lưu Quang Vũ với một số nhà thơ khác.
6. Đóng góp mới của luận văn
Những kết quả thu được thông qua việc khảo miêu tả trường từ vựng ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ không chỉ có ý
nghĩa về mặt lí luận mà còn có giá trị thực tiễn.
Về lí luận, việc tìm hiểu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu
đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ góp phần khẳng định vai trò của trường từ
vựng - ngữ nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ - một khái niệm cho đến nay vẫn
còn có nhiều quan niệm khác nhau.
Về thực tiễn, việc nghiên cứu trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện trong
tác phẩm văn học không chỉ góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm đó, mà
còn góp phần tìm hiểu phong cách sáng tác của nhà văn.

11
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được
triển khai thành ba chương như sau:
Chương 1. Những giới thuyết liên quan đến đề tài.
Chương 2. Đặc điểm trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện tình yêu đôi
lứa trong thơ Lưu Quang Vũ.
Chương 3. Vai trò của trường từ vựng - ngữ nghĩa thể hiện

tình yêu đôi lứa trong thơ Lưu Quang Vũ.

12
Chương 1
NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Từ và nghĩa của từ
1.1.1. Từ ngữ trong ngôn ngữ
Từ là một khái niệm phức tạp cho nên nhiều nhà nghiên cứu đã phát
biểu không thống nhất. Cho nên Nguyễn Thiện Giáp đã dẫn ý kiến của F. de
Saussure: “vì từ, mặc dầu khó định nghĩa, vẫn là một đơn vị mà trí tuệ buộc
phải chấp nhận, một cái gì có địa vị trung tâm trong cơ thể của ngôn ngữ”
[17; tr.195 - 197]).
Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng nói riêng và của ngôn ngữ nói chung.
Từ cũng là cơ sở để cấu tạo các đơn vị lớn hơn là cụm từ, câu, văn bản. Trong
các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị duy nhất có thể đảm nhiệm nhiều chức năng
nhất. Bên cạnh chức năng định danh, từ còn có chức năng "phân biệt nghĩa",
thể hiện nghĩa này hay nghĩa khác của từ nhiều nghĩa, chức năng biểu cảm,
thẩm mĩ,… Ngoài ra, từ cũng có thể đảm nhiệm chức năng tiềm ẩn - chức
năng thông báo của câu. Thuộc tính nhiều chức năng của từ cho phép nó trở
thành một loại đơn vị có tính chất phổ biến nhất, cho phép nó chiếm vị trí
trung tâm trong cấu trúc của ngôn ngữ.
Cũng là đơn vị có hai mặt như hình vị, cụm từ và câu, nhưng từ lại tồn
tại trong hai biến dạng: với tính cách như một kí hiệu đa nghĩa tiềm tàng khi
nằm trong hệ thống từ vựng và với tính cách một kí hiệu thực tại khi dùng
trong lời nói. Trong hệ thống từ vựng, từ có thể có nhiều nghĩa nhưng trong
ngữ đoạn, tính nhiều nghĩa của từ bị loại bỏ, và chỉ có một nghĩa nào đó của
từ được thực tại hóa. Đồng thời, trong ngữ đoạn nhiều khi từ còn có thêm
những sắc thái ý nghĩa mới khác với các ý nghĩa của hệ thống.
Từ có cấu trúc ý nghĩa rất phức tạp, bao gồm nhân tố từ vựng, nhân tố
ngữ pháp vànhân tố dụng học. Mỗi từ riêng biệt, ngoài ý nghĩa từ vựng vốn