Từ láy trong văn xuôi thạch lam

  • pdf
  • 62 trang
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
-----------------

TRẦN THỊ HƢƠNG

TỪ LÁY TRONG VĂN XUÔI
THẠCH LAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. LÊ THỊ THÙY VINH

HÀ NỘI – 2015

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê
Thị Thùy Vinh. Tôi xin gửi tới cô giáo lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong tổ ngôn ngữ và các thầy,
cô giáo trong khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình làm khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng năm
Sinh viên

Trần Thị Hương

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này được hoàn thành là kết quả nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự giúp đỡ của TS. Lê Thị Thùy Vinh.
Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, tháng năm
Sinh viên

Trần Thị Hương

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Nhiện vụ nghiên cứu .................................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 5
7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................ 5
8. Bố cục của khóa luận ................................................................................. 5
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................... 6
1.1. Khái niệm về từ láy .............................................................................. 6
1.1.1. Quan niệm coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm ................................... 6
1.1.2. Quan niệm coi từ láy là hiện tượng ghép đặc biệt ........................... 7
1.2. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt ............................................................. 8
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo............................................................................ 8
1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa............................................................................ 8
1.3. Phân loại từ láy ..................................................................................... 9
1.3.1. Từ láy tư ............................................................................................ 9
1.3.2. Từ láy ba ....................................................................................... 11
1.3.3. Từ láy đôi...................................................................................... 12
1.4. Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chương .................................... 14
1.4.1. Tính nghệ thuật của văn chương ................................................. 14
1.4.2. Vai trò của từ láy trong thể hiện tính nghệ thuật văn chương ..... 16
1.5. Phân biệt từ láy và từ ghép ................................................................. 17
1.5.1

Khái quát chung ........................................................................... 17

1.5.2. Phân biệt....................................................................................... 18

Chương 2. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA TỪ LÁY TRONG VĂN XUÔI
THẠCH LAM ................................................................................................. 20
2.1. Tình hình khảo sát thống kê ngữ liệu ................................................... 20
2.2. Nhận xét kết quả thống kê .................................................................... 21
2.2.1. Nhận xét kết quả thống kê theo từng tiểu loại từ láy ...................... 21
2.2.2. Nhận xét kết quả thống kê theo từng thể loại văn xuôi................... 21
2.3. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong truyện ngắn .......... 23
2.3.1. Thể hiện thiên nhiên ........................................................................ 23
2.3.2. Thể hiện tâm trạng .......................................................................... 26
2.3.3. Miêu tả ngoại hình .......................................................................... 30
2.4. Hiệu quả nghệ thuật việc sử dụng từ láy trong tiểu thuyết ................... 32
2.4.1. Miêu tả thiên nhiên ......................................................................... 32
2.4.2. Khắc họa tâm trạng ........................................................................ 34
2.4.3. Miêu tả ngoại hình .......................................................................... 37
2.5. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong ký sự Hà Nội
băm sáu phố phường .................................................................................... 39
2.5.1. Thể hiện văn hóa ẩm thực ............................................................... 39
2.5.2. Thể hiện những giá trị văn hóa truyền thống ................................. 43
2.5.3. Thể hiện không gian công cộng ................................................... 45
2.6. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ láy trong tiểu luận Theo
dòng ............................................................................................................ 48
2.6.1. Trong việc thể hiện tư tưởng và nghệ thuật của Thạch Lam .......... 48
2.6.2. Trong việc bàn về các vấn đề cần quan tâm của văn chương ........ 51
2.6.3. Trong việc thể hiện tư tưởng quan niệm nghệ thuật của Thạch
Lam về tiểu thuyết ..................................................................................... 53
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ láy là sự hòa phối ngữ âm giữa các yếu tố của các âm tiết và có tác
dụng biểu trưng hóa. Vì thế nội dung ngữ nghĩa chứa đựng trong mỗi từ láy
có những đặc điểm rất riêng. Mỗi từ láy chứa đựng trong mình một sự thể
hiện rất tinh tế và sinh động về sự cảm thụ chủ quan, về cách đánh giá và
thái độ của người nói trước sự vật và hiện tượng của đời sống xã hội. Cho
nên về phương diện sử dụng, từ láy là phương tiện tạo hình đắc lực của văn
học nghệ thuật.
Non mười năm cầm bút làng văn, là một cây bút của Tự Lực văn đoàn,
với một sự nghiệp sáng tác không mấy đồ sộ song bằng tài năng, tấm lòng,
lòng nhiệt huyết yêu nghề, Thạch Lam đã tạo dựng cho mình một vị trí đáng
kể trong nền văn học hiện đại 1930 – 1945.
Văn chương của Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh
lớn, ông luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, hiểu lòng mình để hiểu về
người khác. Tất cả đều thật kín đáo, dịu dàng và tinh tế, nhà văn Nguyễn
Tuân đã nhận xét: Lời văn Thạch Lam nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một
cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc…Văn Thạch Lam đọng nhiều suy
nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm và tầng trải về sự đời.
Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng ngày. Xúc cảm của
Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm đối với tầng
lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến cuộc
sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc
lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm
có cốt cách và phẩm chất văn học...[10]
Nhận xét khái quát về sự nghiệp văn chương của ông, từ điển bách
khoa toàn thư Việt Nam có đoạn viết:

1

"Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay ghi lại cảm xúc của
mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là những người phụ
nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng hi sinh "Cô
hàng xén". Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình đông
con, sống cơ cực trong xóm chợ "Nhà mẹ Lê". Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm
lí phức tạp của con người "Sợi tóc". "Ngày mới" đi sâu vào nội tâm của một
cặp vợ chồng trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như
các tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán. "Theo dòng" là một thiên
tiểu luận viết kiểu tuỳ bút, ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết,
có những ý kiến hay, nhưng chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn "Hà Nội
băm sáu phố phƣờng" có phong vị đậm đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi
cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để
lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót."
Với giọng văn nhẹ nhàng, Thạch Lam đã sử dụng từ láy với số lượng
lớn trong tác phẩm của mình. Sử dụng từ láy trong văn chương Thạch Lam đã
đưa người đọc đến với một thế giới sinh động và đầy hình ảnh đồng thời cũng
thấy được phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn.
Để giúp bản thân cũng như người đọc có thể hiểu được những giá trị
của từ láy mang lại trong tác phẩm Thạch Lam, chúng tôi lựa chọn đề tài “Từ
láy trong văn xuôi Thạch Lam”
2. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu từ láy từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan tâm. Các
công trình triển khái theo nhiều hướng khác nhau, nhưng về cơ bản đặc điểm
của từ láy cũng như cách phân loại từ láy đều được phân tích khá kỹ. Tất
nhiên tùy theo mức độ nghiên cứu khái quát hay tổng hợp không phải công
trình nào cũng đề cập một vấn đề giống nhau.

2

Trong cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt”, tác giả Đỗ Hữu Châu đã
xem xét từ láy trên phương diện cấu tạo, phân loại và đặc điểm ý nghĩa của
từ láy.
Theo ông: “Láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là
phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết với thanh điệu giữ
nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu biến
đổi theo hai nhóm: nhóm cao và nhóm thấp”
Từ láy được hình thành do phương thức láy tác động vào hình vị cơ sở,
cho nên ý nghĩa của các từ láy cũng hình thành ý nghĩa của hình vị cơ sở. Do
đó khi xem xét ý nghĩa của từ láy cần phải đối chiếu ý nghĩa của nó với hình
vị cơ sở.
Tuy ông đã phân tích khá kỹ về nhóm từ láy, nhưng nhóm từ láy phỏng
thanh và từ láy âm cách điệu chưa được bàn tới nhiều.
Trong công trình nghiên cứu khá công phu về hiện tượng “Từ láy trong
tiếng Việt”, Hoành Văn Hành coi từ láy là một hiện tượng ngôn ngữ phức tạp
và đa dạng. Láy là một cơ chế hòa phối ngữ âm, cơ chế “đối” và “điệp”. Từ
việc coi láy là một cơ chế, tác giả tiếp tục tìm hiểu về cấu tạo từ láy, các kiểu
cơ cấu nghĩa của từ láy và sau đó rút ra hiệu quả nghệ thuật của từ láy. Ông
đã tiến hành tổng kết những thành quả nghiên cứu về từ láy tiếng Việt từ
trước đến nay. Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra những mặt tồn tại và những
mặt có thể kế thừa, phát huy và bổ sung, tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu
những vấn đề còn chưa được giải đáp chung quanh hiện từ láy trong tiếng
Việt. Các đặc điểm, phân loại và ý nghĩa của từ láy đều được tác giả trình bày
một cách có hệ thống. Về mặt ý nghĩa, tác giả đã quan tâm phân tích kỹ cơ
chế hình thành và giá trị biểu đạt của ba nhóm từ láy là: nhóm từ láy phỏng
thanh, nhóm từ láy sắc thái và nhóm từ láy âm cách điệu.

3

Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa trong “Phong cách học tiếng Việt”
lại nhìn nhận từ láy từ phương diện màu sắc biểu cảm mà giá trị của chúng dựa
trên sự đối lập với những từ đồng nghĩa hoặc tương đồng về ý nghĩa.
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Viêt” phân
tích ý nghĩa của từ láy. Đó là ý nghĩa của một số từ láy xét ở góc độ từ loại
như: danh từ, động từ, tính từ. Đây là một công trình tiêu biểu nghiên cứu về
từ láy.
Đặc biệt, hiện nay việc nghiên cứu về hiệu quả sử dụng từ láy trong các
tác phẩm văn học là một hướng nghiên cứu khả thi. Đã có rất nhiều luận án,
luận văn, khóa luận, bài tạp chí đề cập vấn đề này.
Trong khóa luận “Từ láy và giá trị của từ láy trong truyện Kiều –
Nguyễn Du”, Nguyễn Thị Nhu – k29H Văn đã tiến hành phân tích giá trị của
từ láy trong việc miêu tả thiên nhiên và xây dựng thế giới nhân vật, qua đó
thấy được tài năng sử dụng ngôn ngữ bậc thầy của Nguyễn Du.
Khóa luận “Gía trị sử dụng từ láy trong thơ Xuân Diệu” của Trương
Thị Thu Thảo – k31A Văn đã xem xét bức tranh thiên nhiên cùng tâm trạng
của nhân vật trữ tình qua những gì mà từ láy biểu hiện.
Trong khóa luận “Hiệu quả nghệt thuật của việc sử dụng từ láy trong
thơ Tố Hữu”, Trần Thị Hồng Tuyết – k32B Văn đã chỉ ra giá trị của từ láy
trong việc biểu đạt nội dung tư tưởng và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng
từ láy trong thơ Tố Hữu.
Ở đề tài này, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu từ láy trong tác phẩm của
nhà văn Thạch Lam để hướng đến làm rõ bản chất của từ láy tiếng Việt cũng
như giá trị sử dụng của từ láy đối với tác phẩm Thạch Lam.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến làm rõ bản chất của từ láy và
giá trị sử dụng của từ láy trong tác phẩm của Thạch Lam. Trên cơ sở đó góp
phần làm rõ phong cách nghệ thuật của cây bút Tự lực văn đoàn nổi tiếng này.

4

4. Nhiện vụ nghiên cứu
- Nắm được lý thuyết về từ láy: khái niệm, phân loại và phân biệt được
từ láy với từ ghép.
- Thống kê được những từ láy trong tuyển tâp Thạch Lam sau đó tiến
hành phân loại.
- Hiểu và chỉ ra được giá trị của từ láy trong tác phẩm.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau
- Phường pháp thống kê.
- Phương pháp miêu tả
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học
- Phương pháp phân tích phong cách học.
6. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu việc sử dụng từ láy trong cuốn
“Tuyển tập Thạch Lam” Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận: khóa luận này góp phần khẳng định giá trị của từ láy
trong văn chương Thạch Lam nói riêng và trong các tác phẩm văn chương
nói chung.
Về mặt thực tiễn: khóa luận này đã cung cấp những ngữ liệu cần thiết cho
việc giảng dạy các tác phẩm văn chương của Thạch Lam ở trường phổ thông.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được cấu trúc thành 2 chương:
Chương1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Giá trị sử dụng của từ láy trong văn xuôi Thạch Lam

5

PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.

Khái niệm về từ láy
Láy là một phương thức cấu tạo từ quan trọng trong tiếng Việt. Từ

phương thức này, từ láy đã được sản sinh. Đến nay đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước lẫn ngoài nước bàn về từ láy trong
tiếng Việt. Những đặc trưng của từ láy, về cơ trình cấu tạo, về đặc trưng ngữ
nghĩa, về gía trị biểu trưng, giá trị gợi tả âm thanh, hình ảnh, giá trị biểu
cảm… đều đã được đề cập đến và mang lại hiệu dụng sâu sắc, cần thiết, toàn
diện.Tuy nhiên, xung quanh vấn đề này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề chưa
thống nhất. Nhìn chung, có thể thấy có hai cách nhìn khác nhau về từ láy.
1.1.1. Quan niệm coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm
Quan niệm của Đỗ Hữu Châu “Từ được cấu tạo theo phương thức láy,
đó là phương thức hòa phối ngữ âm bằng cach lặp lại một bộ phận hay toàn
bộ hình thức ngữ âm của tiếng gốc, còn gọi là từ lấp láy, từ láy âm, từ ghép
láy, từ phản điệp. Các từ láy có thể phân thành từng kiều khác nhau căn cứ
vào cách hòa phối ngữ âm có thể phân biệt hai kiểu từ láy: từ láy bộ phận
(chúm chím, đủng đỉnh, bập bồng), từ láy toàn bộ (oe oe, ầm ầm, lăm lăm).
Từ láy bộ phận chia thành hai loại: lặp lại phụ âm đầu (chắc chắn, chí chóe,
mát mẻ), lặp lại phần vần (lênh đênh, chót vót, lè tè). Căn cứ vào số lần tác
động của phương thức từ láy có thể phân biệt các kiểu từ láy: từ láy đôi hay
từ láy 2 âm tiết (gọn gàng, vững vàng, vuông vắn), từ láy 3 hay từ láy 3 âm
tiết (sạch sành sanh,tẻo tèo teo, dửng dừng dưng), từ láy bốn hay từ láy bốn
âm tiết (nhí nha nhí nhảnh, vội vội vàng vàng, lam nham lở nhở, tẩn ngẩn tần
ngần). Từ láy có những đặc trưng ngữ nghĩa riêng như giá trị biểu trưng, sắc
thái hóa, chuyên biệt hóa về nghĩa”.

6

Mặt khác tác giả Hoàng Văn Hành cho rằng: “Từ láy là từ đa tiết
(thường gồm hai âm tiết) được tạo ra bằng phương thức hòa phối ngữ âm
giữa các âm tiết với hiệu ứng tạo ra nghĩa biểu trưng”.
Ông khẳng định: “Đối với từ láy, việc các thành tố (các tiếng) tạo nên
nó tự thân có nghĩa hay vô nghĩa không quan trọng. Cái quan trọng là hình
thức ngữ âm đặc thù cho sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng, các quyết định
diện mạo của từ láy. Hơn nữa, ý nghĩa của từ láy là ý nghĩa biểu trưng do sự
hòa phối ngữ âm tạo ra, chứ không phải là phép cộng giản đơn nghĩa của
từng thành tố trong từ láy, ngay cả với các từ láy có thành tố có nghĩa tự thân
và có khả năng hoạt động độc lập của một từ”.
Quan điểm này được sự ủng hộ, tán đồng của nhiều nhà nghiên cứu khi
khảo sát hiện tượng láy trong tiếng Việt. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho
rằng: nếu coi từ láy là sự hòa phối ngữ âm thì sản phẩm sản sinh sẽ là cả hệ
thống từ láy trong tiếng Việt. Nhìn chung, nếu đứng trên quan điểm chung
nhất thì ta có thể đưa ra khái niệm từ láy: từ láy là những từ gồm hai tiếng, ba
tiếng, bốn tiếng giữa các tiếng trong một từ có quan hệ về ngữ âm và có tác
dụng tạo nghĩa, tạo sắc thái.
1.1.2. Quan niệm coi từ láy là hiện tượng ghép đặc biệt
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Có thể coi láy là một hiện tượng ghép đặc
biệt, một đơn vị được ghép với chính nó để tạo ra một đơn vị mới”.
Nguyễn Tài Cẩn cho rằng: “Từ láy là loại từ ghép. Trong đó, theo con
mắt nhìn của người Việt Nam hiện nay, các thành tố trực tiếp kết hợp lại với
nhau theo quan hệ ngữ âm được thể hiện ra là các thành tố phải có sựtương
ứng với nhau về hai mặt. Mặt yếu tố siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố
âm đoạn tính (phụ âm đầu, âm giữa và âm cuối)”.
Ở quan niệm này, không cho chung ta thấy được sự độc đáo về mặt ngữ
nghĩa của cấu tạo từ láy, không thấy được sự sáng tạo từ ngữ của nhân dân ta.

7

1.2. Đặc điểm của từ láy tiếng Việt
1.2.1. Đặc điểm cấu tạo
Láy là phương thức tác động vào một hình vị cơ sở làm xuất hiện một
hình vị giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh. Cả hình vị cơ sở và hình
vị láy tạo thành một từ. Căn cứ vào đó, ta có thể xác định từ láy bao gồm:
hình vị gốc (hình vị cơ sở) và hình vị láy trong đó, hình vị láy là hình vị được
tạo ra từ hình vị gốc.
Ví dụ: phương thức láy tác động vào hình vị “xanh” cho ta hình vị láy
“xanh”. Hình vị cơ sở và hình vị láy làm thành từ láy “xanh xanh”. Tương tự
như vậy từ các hình vị gốc “nhỏ, tím, đẹp, xinh”. Qua phương thức láy tạo ra
các từ láy: “nho nhỏ, tim tím, đẹp đẽ, xinh xắn”.
1.2.2. Đặc điểm ý nghĩa
“Vì các từ láy hình thành do phương thức láy tác động vào các hình vị
cơ sở, cho nên ý nghĩa của các từ láy cũng hình thành ý nghĩa của các hình vị
cơ sở. Do đó, khi xét ý nghĩa của hình vị cơ sở”. Chẳng hạn để biết được ý
nghĩa của từ láy “nho nhỏ” cần phải đối chiếu nó với ý nghĩa của hình vị gốc
“nhỏ”. Từ “nhỏ” chỉ vật có kích thước dưới mức trung bình, còn từ láy “nho
nhỏ” không chỉ dùng để chỉ những vật dưới mức trung bình, còn có thêm đặc
điểm là nhỏ xinh, vừa phải à từ “nho nhỏ”
Phương thức láy tạo ra những từ láy mà ý nghĩa hoặc đột biến hoặc sắc
thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở. Ý nghĩa của các từ láy sau đây: “bối rối,
hay ho, đẹp đẽ”. Sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở: “rối, hay, đẹp”. Sắc
thái hóa là tác động điển hình của phương thức láy, sắc thái hóa tức là thêm
cho ý nghĩa của hình vị cơ sở một số sắc thái nào đó chứ không thay đổi hẳn
nó. Kết quả của sự sắc thái hóa đó là thu hẹp hoặc làm phong phú thêm phạm
vi biểu vật của hình vị cơ sở.
Ví dụ: từ láy “mùa màng” so với mùa có phạm vi biểu vật rộng hơn. Từ

8

láy “mùa màng” chỉ chung các vụ mùa chứ không chỉ một vụ nào cụ thể cả.
Từ láy vần “bối rối” có phạm vi biểu vật hẹp hơn so với từ “rối” nhưng “bối
rối” lại có gía trị biểu thái hơn.
Từ láy trong tiếng Việt chủ yếu là láy động từ và láy tính từ, tuy được
sản sinh từ các hình vị cơ sở khác nhau nhưng hiệu quả ngữ nghĩa chung của
chúng vẫn là:
Thứ nhất: Diễn đạt sự lặp đi lặp lại, kéo dài, trải rộng của tính chất hoặc
hoạt động, động tác: loang lổ, dần dần, xanh xanh…
Thứ hai: Biểu thị trang thái động của sự vật, hiện tượng: run rẩy, rung
rinh, bay bổng…
Thứ ba: Có khả năng gợi các ấn tượng cụ thể, có tính hình ảnh đậm nét:
khúc khuỷu, khấp khểnh, nhấp nhô, thẳng thắn, ngay ngắn…
Thứ tư: Có khả năng biểu thái, sự cảm thụ chủ quan của người nói với sự
vật, hiện tượng được nêu ra: xanh xao, vàng vọt, nhỏ nhen, đẹp đẽ, xấu xa…
1.3. Phân loại từ láy
Từ láy được cấu tạo theo phương thức hòa phối ngữ âm. Vì vậy, mặt
ngữ âm phải được coi dấu hiệu cơ bản khi xem xét về từ láy. Với tư cách là
phương tiện tạo nên tính biểu trưng, tính hình tượng, sự hòa phối ngữ âm
trong từ láy phải có quy luật rõ ràng. Quy luật này không những thể hiện ở
chỗ giông nhau, giữa các thành tố trong từ láy. Hiện nay, có hai cơ sở:
- Số lượng âm tiết trong từ láy.
- Sự đồng nhất hay khác biệt trong thành phần cáu tạo của các thành tố
trong từ láy, do cách phối hợp ngữ âm tạo nên.
Hai cơ sở này thường có mối quan hệ với nhau. Căn cứ vào cơ sở trên,
trong tiếng Việt có các kiểu láy sau:
1.3.1. Từ láy tư
Từ láy tư là từ láy chứa bốn âm tiết trong thành phần cấu tạo của nó.
Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, còn lại một số ít có phần gốc là từ

9

ghép. Có thể phân từ láy tư thành hai loại:
 Từ láy tư được tạo thành trên cơ sở từ láy đôi bộ phận.
Một số kiểu láy thường gặp ở loại này như sau:
○ Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, kết hợp đổi vần của âm tiết thứ hai
cho phù hợp với âm điệu và âm vưc vần bị thay thế.
Ví dụ: Hấp tấp → hấp ta hấp tấp
Đủng đỉnh → đủng đà đủng đỉnh
Bập bõm → bập bà bập bõm
Tí tách → tí ta tí tách
Long lanh → Long la long lanh
○ Hai âm tiết ở phần gốc và hai âm tiết ở phần láy tách xen nhau theo
thế cặp đôi cài răng lược.
Ví dụ: Xăng xít → lăng xăng lít xít
Nhồm nhoàm → lồm nhồm loàm nhoàm
Hi hả → hi hỉ ha hả
○ Lặp lại toàn bộ từ láy đôi cơ sở, kết hợp biến đổi thanh điệu sao cho
hai âm tiết đầu mang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai âm tiết sau mang
thanh điệu thuộc âm vực thấp.
Ví dụ: Bổi hổi bồi hồi
Càu nhảu càu nhàu
Lảm nhảm làm nhàm
○ Láy trực tiếp từng tiếng một của từ láy đôi cơ sở theo đúng thứ tự
trong từ cơ sở.
Ví dụ: Hùng hổ → hùng hùng hổ hổ
Vội vàng → vội vội vàng vàng
Lầm lì → lầm lầm lì lì
Hối hả → Hối hối hả hả

10

 Từ láy tư được tạo thành không trên cơ sở từ láy đôi bộ phân.
Một số kiểu láy thường gặp ở loại này như sau:
○ Kiểu abac
Trong kiểu láy này, a là một từ đơn nghĩa, bc là một khuôn láy. Khi ab,
ac đứng riêng lẻ thường thì không có nghĩa, nhưng khi abac kết hợp lại với
nhau tạo thành nghĩa riêng biệt. trong đó, a có nghĩa còn b và c góp phần tạo
nên sắc thái về nghĩa.
Ví dụ: Xa → xa lắc xa lơ
Buồn → buồn thỉu buồn thiu
Khuya → Khuya lắc khuya lơ
○ Kiểu aabb
Trong kiểu láy này, ab là một từ ghép hoặc là một từ tổ hợp từ.
Ví dụ: Trùng điệp → trùng trùng điệp điệp
Tầng lớp → tầng tầng lớp lớp
Cười nói → cười cười nói nói.
1.3.2. Từ láy ba
Từ láy ba là từ gồm ba âm tiết có sự hòa phối ngữ âm với nhau. Trong
hệ thống từ tiếng Việt, từ láy ba không nhiều, có nhiều từ láy ba khi chung ta
bỏ âm tiết ở giữa sẽ cho một từ láy đôi tương ứng. Quy tắc biến đổi thanh
điệu ở từ láy ba thương gặp như sau:
▪ Từ láy ba có âm tiết thứ hai thường mang thanh bằng.
Ví dụ: Tuốt tuồn tuột
Tẻo tèo teo
Tửng từng tưng
Dửng dừng dưng,…
▪ Từ láy ba có âm tiết thứ nhất và âm tiết thứ ba đối lập nhau về bằng –
trắc hoặc đối lập nhau về âm vực cao – thấp.

11

Ví dụ: Mảy mày may
Sạch sành sanh
Tỏng tòng tong
Tỉ tì ti
▪ Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng rất ít.
Ví dụ; Tơ lơ mơ
Tù lù mù.
1.3.3. Từ láy đôi
Từ láy đôi là từ láy gồm hai âm tiết, có sự hòa phối ngữ âm với nhau.
Căn cứ vào sự đồng nhất hay khác biệt trong các thành phần tạo nên các thành
tố do sự hò phối ngữ âm mà có, khi xem xét từ láy đôi, dựa vào yếu tố ngôn
ngữ có sự hòa phối ngữ âm, ta có thể phân từ láy đôi thành các kiểu sau:
- Từ láy toàn bộ
- Từ láy bộ phận, gồm: láy âm và láy vần
1.3.3.1. Từ láy toàn bộ (từ láy hoàn toàn)
Từ láy hoàn toàn giữa hai tiếng giống nhau về cấu tạo, chỉ khác nhau về
trọng âm thể hiện ở độ nhấn và độ kéo dài khi phát âm (còn gọi là từ điệp âm,
điệp thanh, điệp vần).
Các từ láy trên đều được nhấn ở âm tiết thứ hai của từ láy và so với từ
tố gốc nghĩa của từ tố thứ hai giảm đi về mức độ.
Từ láy hoàn toàn giữa từ tố (hai tiếng) có sự khác nhau về thanh điệu
hay còn gọi là từ láy điệp âm, điệp vần, khác thanh.
Ví dụ: đo đỏ, tim tím, trăng trắng, thăm thẳm, lành lạnh, phơi phới,
sừng sững, chầm chậm…
Theo Diệp Quang Ban, sự khác nhau về thanh điệu giữa hai tiếng được
phân biệt theo hai đặc trưng.
Bằng – trắc: thanh bằng gồm có thanh huyền và thanh ngang; thanh trắc
gồm thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã và thanh nặng.

12

Âm vực cao – âm vực thấp: âm vực cao là thanh ngang, thanh hỏi,
thanh sắc; âm vực thấp là thanh ngã, thanh huyền, thanh nặng.
Sự phối hợp thanh điệu như trên hình thành quy tắc hài thanh: đối
thanh điệu trắc với thanh điệu bằng cùng âm vực.
Ví dụ: lành lạnh → lành lạnh.
Tím tím → tim tím.
Đỏ đỏ → đo đỏ.
Ngoài những từ láy có thanh điệu phù hợp với quy tắc hài thanh vừa
nêu, còn có một số từ láy cũng được sắp xếp vào từ láy hoàn toàn, nhưng biến
thanh không theo quy tắc đã nêu, như; tí tị, rát rạt, cuống cuồng, lép lẹp… Ở
những trường hợp như thế dấu hiệu đổi thanh bằng, trắc cùng âm vực hay sự
đối lập âm vực đề phá vỡ. Hơn thế nữa, người ta còn gọi những từ láy như
trên là dạng rút gọn của từ láy ba: cuống cuồng cuồng, khít khịt khịt, lép làm
lẹp, rát ràn rạt…
Từ láy hoàn toàn có sự khác biệt nhau về phụ âm cuối
Tiếng độc lập của phụ âm cuối tận cùng là phụ âm tắc – vô thanh, sẽ
biến thành phụ âm mũi – hữu thanh ở tiếng không độc lập. Dạng biến đổi này
bị chi phối bởi quy luật dị hóa.
Phụ âm tắc – vô thanh: p/t/k
Phụ âm mũi – hữu thanh: m/n/ ŋ
Phụ âm tắc – vô thanh có âm /k/ gồm: “ch” và “c”
Phụ âm mũi hữu thanh có âm ŋ gồm: “nh” và “ng”
Ví dụ: p – m: đèm đẹp, chiêm chiếp, bìm bịp…
T- n: san sát, tôn tốt, phơn phớt, cun cút…
Ch – nh: anh ách, bình bịch, thinh thích…
C – ng: khang khác, bàng bạc, vằng vặc…
Dạng biến đổi này sảy ra trong trường hợp các tiếng gốc có phụ âm
cuối là: /-p/, /-t/, /-c/.

13

1.3.3.2. Từ láy bộ phận
Từ láy bộ phận là từ láy trong đó có sự phối âm của từng bộ phận âm
tiết theo những quy tắc nhất định. Căn cứ vào sự phối hợp các bộ phận khác
nhau của âm tiết, ta có thể chia từ láy bộ phận thành hai kiểu nhỏ là:
♦Từ láy âm
Từ láy âm là từ láy trong đó âm đầu được lặp lại, phần vần của hai âm
tiết khác biệt nhau.
Ví dụ: róc rách, tung tăng, lạnh lẽo, gầy gò, xanh xao, roi rói, ngọt
ngào, xum xuê…
♦ Từ láy vần: Từ láy vần là từ láy có phần giống nhau và có phụ âm
đầu khác biệt nhau.
Ví dụ: liêu xiêu, càu nhàu, cẩn thận, cheo leo, bầy hầy, lỗ chỗ, bùi ngùi…
Sự khác biệt về phụ âm đầu về cấu tạo rất đa dạng, phải phù hợp với
luật cùng âm vực, và cặp phụ âm đầu có “l” đi trước, “l” có thể kết hợp với
hầu hết các phụ âm khác trong kiểu láy này.
Ví dụ về các kiểu láy l, b, c, ch, h, kh…
L – b /c/ ch/ d/ đ/ h/ k/ m/: Làu bàu, la cà, lanh chanh, lim dim, lật đật,
lan man,…
B – h /l/ r/ nh/ ng/ v/: boải thoải, lảng bảng, bủn rủn, bèo nhèo, bát
ngát,…
C – d /nh/ r/ : chòm nhòm, chành bành, cheo leo,…
Ch – nh / b/ l/ : chòm nhòm, chành bành, cheo leo,…
H – đ / t/ m/: hồ đồ, hấp tấp, hoang mang,…
Kh – l/ r/ n/ khéo léo, khọm rom, khép nép,…
1.4. Giá trị của từ láy trong tác phẩm văn chƣơng
1.4.1. Tính nghệ thuật của văn chương
Văn chương nói riêng và các loại hình nghệ thuật nói chung là hình thái
ý thức xã hội đặc thù thể hiện sự phản ánh của con người về thiên nhiên, xã

14

hội trong mối quan hệ thẩm mỹ với con người. Đó không phải là sự phản ánh
bằng các khái niệm, công thức, con số mà là sự phản ánh một cách nghệ thuật.
Hiện thực cuộc sống đã được sàng lọc qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ. Họ
nhận thức và phản ánh bằng hình tượng nghệ thuật. Do vậy, tính nghệ thuật
tất yếu luôn được đặt lên hàng đầu. Bàn về “tính nghệ thuật”, “Từ điển thuật
ngữ văn học” chỉ rõ:
Tính nghệ thuật “theo nghĩa rộng là khái niệm chỉ đặc trưng loại biệt
của nghệ thuật, phân biệt với các hình thái ý thức xã hội khác. Với ý nghĩa
này tính nghệ thuật thể hiện ở đặc trưng của đối tượng miêu tả, của nội dung
và hình thức chiếm lĩnh đời sống, của phương thức biểu hiện…mà tập trung
nhất là hình tượng nghệ thuật”. Khi đó nghệ thuật là sự gần gũi với khái niệm
tính hình tượng.
Ngôn từ là yếu tố đầu tiên và trọng yếu của tác phẩm văn chương. Nếu
như hội họa là nghệ thuật sử dụng màu sắc, đường nét, âm nhạc là nghệ thuật
sử dụng nhịp điệu, giai điệu thì văn chương là nghệ thuật sử dụng ngôn từ để
xây dựng nên hình tượng nghệ thuật, chuyển tải nội dung thông điệp thẩm mỹ
của nhà văn về xã hội, con người. Văn chương là nghệ thuật ngôn từ.
Văn chương sử dụng chất liệu ngôn ngữ do tính đặc thù của chất liệu
ngôn ngữ trong tác phẩm tuy không phản ánh sự vật, hiện tượng một cách đồng
thời, song nó lại có thể tái hiện sự vật, hiện tượng trong toàn bộ quá trình phát
triển của chúng. Ngôn ngữ có thể mô tả, gọi tên những trạng thái tính chất khó
nói nhất, những diễn biến tinh vi nhất trong đời sống tâm hồn con người. Bản
thân các đơn vị ngôn ngữ đã chứa đựng những nội dung tinh thần sẵn có nên
chúng dễ dànggợi ra suy nghĩ liên tưởng bên trong người đọc. Việc sử dụng các
phương tiện ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương văn chương đạt hiệu quả tới
mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào năng lực sáng tạo của nhà văn, đồng thời qua
ngôn ngữ đó thấy được phong cách riêng của tác giả.

15