Tự thuật trong thơ nguyễn khuyến, trần tế xương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
----------
CAO THỊ DIỆU THÚY
TỰ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2013 - 2017
ĐỒNG HỚI, NĂM 2017
Lời cảm ơn
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý
thầy cô giáo trường Đại học Quảng Bình đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt bốn năm ngồi trên ghế giảng đường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong khoa Khoa
học Xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận này.
Đặc biệt tôi xin tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Lương Hồng Văn đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung tâm học liệu Trường Đại học Quảng
Bình đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về nguồn tài liệu tham khảo. Cảm ơn gia đình
cũng như bạn bè, người thân đã luôn bên cạnh, động viên, khích lệ tôi trong
suốt khóa học và trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, do điều kiện thời gian và năng lực
còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận
được sự quan tâm góp ý của thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện
hơn.
Chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả
Cao Thị Diệu Thúy
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của thầy giáo Lương Hồng Văn. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung khoa học của công trình này.
Tác giả khóa luận
Cao Thị Diệu Thúy
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề..............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................6
5. Đóng góp của khóa luận ..............................................................................................7
6. Cấu trúc khóa luận .......................................................................................................8
NỘI DUNG......................................................................................................................9
CHƯƠNG I: TỰ THUẬT VÀ YẾU TỐ TỰ THUẬT TRONG THƠ CA CỦA
NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG DÒNG CHẢY CỦA VĂN HỌC
TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ...............................................................................................9
I.1. Tự thuật .....................................................................................................................9
I.2. Yếu tố tự thuật trong văn học trung đại Việt Nam....................................................9
I.3. Yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương dưới góc nhìn của lịch
sử, văn hóa và xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX...................................................11
CHƯƠNG II: HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ TỰ THUẬT
CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ TRẦN TẾ XƯƠNG...................................................17
II.1. Nhân vật trữ tình trong thơ tự thuật của Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương ..........17
II.2. Các dạng thức nhân vật trữ tình trong thơ tự thuật của Nguyễn Khuyến ..............19
II.2.1. Hình tượng con người đời thường ......................................................................20
II.2.2. Hình tượng con người trầm tư ............................................................................25
II.3. Các dạng thức nhân vật trữ tình trong thơ tự thuật của Trần Tế Xương ...............33
II.3.1. Hình tượng con người thị tài ...............................................................................34
II.3.2. Hình tượng con người tự trào .............................................................................38
CHƯƠNG III: BIỂU HIỆN CỦA YẾU TỐ TỰ THUẬT TRONG THƠ NGUYỄN
KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG ....................................................................................45
III.1. Giọng điệu ............................................................................................................45
III.1.1. Giọng tâm tình ...................................................................................................46
III.1.2. Giọng tự trào ......................................................................................................50
III.1.3. Giọng cảm thương .............................................................................................54
III.2. Một số biểu hiện khác của yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương ............................................................................................................................58
III.2.1.Yếu tố tự thuật biểu hiện qua nhan đề ................................................................ 58
III.2.2. Yếu tố tự thuật gắn liền với các sự kiện trong cuộc đời của mỗi nhà thơ .........58
III.2.3. Yếu tố tự thuật biểu hiện qua cách dùng đại từ nhân xưng, trợ từ và lớp từ vựng
khẩu ngữ ........................................................................................................................59
III.2.4. Yếu tố tự thuật biểu hiện qua các hình ảnh biểu trưng cho cái tôi tự thuật .......62
III.3. Yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương từ cái nhìn đối
sánh. ...............................................................................................................................63
KẾT LUẬN ...................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
PHẦN PHỤ LỤC ..........................................................................................................72
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nguyễn Khuyến (1835-1909) và Trần Tế Xương (1870-1907) là hai nhà thơ ở
cuối thế kỷ XIX nhưng họ vẫn còn viết cho đến những năm đầu thế kỷ XX - trên
chặng đường chuyển tiếp giữa hai thời kỳ văn học: từ trung đại sang hiện đại. Nếu
Nguyễn Khuyến là “nhà thơ mà tác phẩm có sự phong phú về cung bậc và giọng điệu,
và cũng là người mở đầu cho trường thơ không còn bị chi phối quá chặt chẽ trong các
quan niệm công thức, ước lệ của văn học cổ truyền” [4, tr 7], thì Trần Tế Xương là
“nhà thơ chuyển tiếp từ nền văn học có tính chất thuần phong kiến sang nền văn học
bước đầu có tính chất thành thị theo lối tư bản chủ nghĩa. Ông đem đến cho nền văn
học dân tộc những bức ký họa đầu tiên về đời sống đa dạng, chân thực, cụ thể và chi
tiết.” [21, tr 434].
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là một trong những đại biểu lớn nhất và cuối
cùng của văn học trung đại Việt Nam, họ là những người đã chứng kiến những bước
thăng trầm bi thương của lịch sử dân tộc: tận mắt chứng kiến sự thất bại của triều đình
nhà Nguyễn và các phong trào yêu nước trước một kẻ thù phương Tây hoàn toàn xa lạ
và hiện đại, và cũng chính họ là những người nhận thấy một cách đau xót nhất sự sụp
đổ của một hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thời, cũng như bất lực đến hài hước cho tầng
lớp trí thức phong kiến đại diện cho hệ tư tưởng ấy trước thực tế lịch sử dân tộc. Vì
thế, cuộc đời và tác phẩm của họ mang nhiều tâm sự sâu sắc, quy tụ được nhiều vấn đề
xã hội và có một số yếu tố đổi mới của thơ ca Việt Nam trong giai đoạn chuyển mình
từ trung đại sang hiện đại.
Và trong nền văn học trung đại Việt Nam thì ít có tác giả tự kể chuyện về đời
mình, tự lấy cuộc sống của mình làm chất liệu cho những sáng tác thơ ca, điều đó gắn
liền với ý thức giấu kín cái tôi cá nhân của người Việt xưa. Nhưng cùng với quá trình
đổi mới của văn học theo hướng thoát ly những lề lối phong kiến cũ mà khuynh hướng
tự thuật đang dần trở thành một khuynh hướng chủ yếu trong sáng tác thơ ca ở giai
đoạn cuối thế kỷ XIX. Và trong những sáng tác của mình, thì Nguyễn Khuyến cũng
như Trần Tế Xương đều sử dụng yếu tố tự thuật như một phương tiện, một cách thức
để họ thể hiện sự trải nghiệm về cuộc đời của bản thân, đồng thời nó còn nhằm mục
đích để giải phóng những sự bí bách, kìm hãm và giới hạn của cá nhân tác giả cũng
như thời đại. Tự thuật mặc dù không phải là đặc tính riêng trong các sáng tác của
1
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương, nhưng đây là một trong những nét ưu trội nhất tạo
nên phong cách riêng của hai tác giả.
Là những người học văn, yêu văn, khi đọc tác phẩm của Nguyễn Khuyến và Trần
Tế Xương đặc biệt là những vần thơ tự thuật, chúng tôi có một ấn tượng sâu sắc về
phong cách độc đáo của mỗi nhà thơ được in dấu trên từng trang viết. Với mong muốn
được tìm hiểu sâu sắc hơn về yếu tố tự thuật và hiệu quả của nó trong việc góp phần
làm nên giá trị cho văn chương của Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương mà chúng tôi
quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài: Tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương với hy vọng nó sẽ góp thêm một cái nhìn mới, một hướng tiếp cận mới với các
sáng tác của hai nhà thơ trên đồng thời tự trang bị, bồi dưỡng và nâng cao kiến thức
cho bản thân trên con đường giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương là hai nhà thơ có sự nghiệp văn chương khá
phong phú, phản ánh rõ từng bước đi, từng hơi thở của thơ ca trong giai đoạn giao thời
từ trung đại sang hiện đại. Bởi vậy mà những sáng tác của họ dành được khá nhiều sự
quan tâm từ các nhà nghiên cứu, nhà phê bình cùng những người yêu mến văn chương.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi nhận thấy có những tài
liệu khá tiêu biểu và liên quan đến đề tài như sau:
2.1. Về các tài liệu nghiên cứu thơ Nguyễn Khuyến
Thơ Nguyễn Khuyến đã được giới thiệu trên báo chí từ những năm 20 của thế kỷ
XX, đầu tiên là trên tạp chí Nam Phong, nhưng chủ yếu là phần thơ Nôm và cũng chưa
thật đầy đủ. Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm trong Quốc văn trích diễm [8] đã giới
thiệu 7 bài thơ Nôm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ.
Đến năm 1959, trong Nguyễn Khuyến – nhà thơ Việt Nam kiệt xuất [27], nhà
nghiên cứu Văn Tân tìm hiểu một cách khá toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp văn
chương của Tam Nguyên Yên Đổ nhưng chưa có gì mới. Một cái mốc quan trọng
trong giai đoạn nghiên cứu về Nguyễn Khuyến là sự ra đời của cuốn Thơ văn Nguyễn
Khuyến [20]. Với một khối lượng thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm tương đối lớn được
sưu tầm và giới thiệu, tập sách đã giúp cho việc nhìn nhận, đánh giá Nguyễn Khuyến
được đầy đủ hơn, bên cạnh “Nguyễn Khuyến – nhà thơ trào phúng xuất sắc” còn có
“Nguyễn Khuyến – nhà thơ trữ tình” và một “Nguyễn Khuyến – nhà thơ yêu nước”.
2
Nguyễn Khuyến được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện nhất là trong dịp
kỷ niệm 150 năm ngày sinh của nhà thơ (1835-1985). Trên cơ sở của một nguồn tư
liệu khá phong phú từ cuốn Nguyễn Khuyến - tác phẩm do Nguyễn Văn Huyền sưu
tầm, biên dịch, giới thiệu thì cuốn sách Thi hào Nguyễn Khuyến - đời và thơ [4] ra đời
là sự thể hiện những thành tựu đáng ghi nhận trong việc nghiên cứu Nguyễn Khuyến
của toàn bộ giới nghiên cứu. Phần quan trọng nhất của tập sách là những bài viết tìm
tòi bản sắc, phong cách thơ Yên Đổ, lý giải thỏa đáng những biến đổi trong quan điểm
thẩm mĩ, trong tư duy nghệ thuật của nhà thơ. Vấn đề xuất xử trước cuộc đời, những bi
kịch diễn ra trong tâm trạng nhà thơ, cái nhìn nghệ thuật về con người, nghệ thuật trào
phúng, trữ tình, tả thực, tài chơi chữ... trong thơ văn Nguyễn Khuyến đều được đề cập
một cách thấu đáo. Gần đây, Nguyễn Khuyến - về tác gia và tác phẩm [30] cũng đã
được ra mắt bạn đọc, từ những điểm hình dung và lăng kính quan sát khác nhau, các
nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm nhiều phương diện mới mẻ, góp phần khẳng định vị
trí Nguyễn Khuyến là: “nhà thơ làng cảnh Việt Nam”, “nhà thơ trào phúng xuất sắc”,
“nhà thơ trữ tình lớn của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX”.
Về nghiên cứu yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến thì GS. Nguyễn Lộc và
GS. Đặng Thanh Lê đều có ý kiến cho rằng, những bài thơ viết về bản thân nhà thơ,
những bài thơ có đề tài tự thuật, tự họa đều xuất phát từ những tâm sự riêng tây của tác
giả, đậm chất tự thuật và thể hiện rõ phong cách Nguyễn Khuyến. “Nguyễn Khuyến
viết khá nhiều về mình, khi thì viết có tính chất trữ tình, khi thì viết có tính chất trào
phúng. Nhưng dù trào phúng hay trữ tình, nói chung đều buồn“ [13, tr 744], “Một loạt
những bài thơ tự thuật hoặc gửi bạn bè, con cái là những bài thơ nổi tiếng được ưa
thích của Nguyễn Khuyến. Và những câu thơ hay thường là những câu thơ có giá trị
như những bức tranh tự họa hóm hỉnh, sâu sắc của “ông già” Nguyễn Khuyến” [4, tr
121].
2.2. Về các tài liệu nghiên cứu thơ Trần Tế Xương
Công trình phê bình văn chương và thân thế Trần Tế Xương lần đầu tiên được
giới thiệu tương đối công phu, hệ thống khá đầy đủ là tập sách Trông dòng sông Vị của
Trần Thanh Mại [15]. Bên cạnh việc đánh giá cao các giá trị nội dung và nghệ thuật
thơ Tế Xương, Trần Thanh Mại cũng đã chỉ ra những phương diện hạn chế của đề tài
cũng như là phạm vi đời sống hiện thực.
3
Việc nghiên cứu thơ Tế Xương chỉ thực sự phát triển mạnh cả về số lượng lẫn
chất lượng kể từ sau năm 1954. Vấn đề thơ văn Tế Xương càng được nhấn mạnh hơn
khi các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học thuộc nhóm Lê Quý Đôn đã xác định ông
là một tác gia văn học lớn, là “nhà thơ trào phúng có biệt tài”, “vận dụng ngôn ngữ
dân tộc một cách tài tình” [19]. Tại miền Nam, Nguyễn Sỹ Tế đặc biệt đánh giá cao
thơ Tế Xương, là nhà thơ “đã ghi công đầu trong nền thi ca trào phúng của nước nhà”
[29]. Nhà nghiên cứu Văn Tân trong Văn học trào phúng Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến
1958 [28] đã đặt Tế Xương trong dòng mạch thơ ca trào phúng của dân tộc, bên cạnh
nhiều đại biểu ưu tú khác như Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Mỡ, Đồ Phồn.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, công trình văn bản Tú Xương - con người và thơ
văn [16] được ra đời, với khả năng cảm nhận tinh tế của mình, các trang viết của Văn
Tân đã góp phần làm sáng rõ thêm các giá trị nghệ thuật trong thơ Tế Xương.
Sang giai đoạn từ 1975 đến nay, tiến trình nghiên cứu thơ Tế Xương tiếp tục phát
triển, thể hiện sự đổi mới rõ nét. Nhà văn Nguyễn Tuân trong Chuyện nghề [32] đã
góp thêm hai mục bài Giọng cười trong tiếng nói Tú Xương và Hiện thực và trữ tình
trong thơ Tú Xương. Nhờ bao quát được đầy đủ các nguồn tư liệu nên Nguyễn Đình
Chú đã đính chính và bổ sung thêm nhiều chi tiết có ý nghĩa, ông quan tâm lý giải cội
nguồn “gốc rễ trữ tình” và tài năng của bậc “thần thơ thánh chữ” [11]. Trong Thi pháp
thơ Tú Xương [12], nhờ vận dụng các phạm trù và cách tiếp cận của thi pháp học hiện
đại, tác giả Hồ Giang Long đã nêu lên những nhận xét khá mới mẻ và chắc chắn về
quan niệm con người, về không gian, giọng điệu... trong thơ Tế Xương. Tập sách đã
đem lại một góc nhìn mới, nêu ra một số nhận định mới, bổ sung và giúp chúng ta hiểu
sâu hơn nhiều điều những người đi trước đã đánh giá về ông. Gần đây, Trần Tế
Xương - về tác gia và tác phẩm [26] cũng đã được ra mắt bạn đọc, công trình đã tập
hợp các bài viết của nhiều nhà nghiên cứu, giảng dạy văn học thuộc nhiều thế hệ, đã
khám phá, phát hiện thêm nhiều giá trị mới mẻ, góp phần khẳng định vị trí của nhà thơ
Tế Xương như một đại biểu xuất sắc của làng thơ trào phúng Việt Nam.
Về yếu tố tự thuật trong thơ Tế Xương thì ở miền Bắc, nhà nghiên cứu Đỗ Đức
Hiểu có ý kiến cho rằng: “Trong một số bài tự thuật, Tế Xương tự giễu hoặc khoác lác
một cách tình tứ [...] Trong một số bài thơ về tự thuật, ta thấy qua tiếng cười là nỗi
lòng tủi cực, oán trách xót xa” [26, tr 168-170]. Và theo ông thơ tự thuật của Tế
Xương có bài viết theo bút pháp trữ tình và có bài viết theo bút pháp tự trào. Còn ở
4
miền Nam, nhà nghiên cứu Thạch Trung Giã phân loại thơ Trần Tế Xương theo bốn
loại: “Tầng thứ nhất gồm những bài trào phúng, tầng thứ hai là những bài ưu thời,
tầng thứ ba là những bài triết lý, tầng thứ tư là những bài thơ tự thuật. [...] Nhưng cả
ba loại đó (trào phúng, ưu thời, triết lý) phải bắt đầu bằng loại tự thuật, nhờ loại này
chúng ta thấy rõ thân phận tác giả với giai cấp tác giả. [...] Loại tự trào chỉ là một
trường hợp của loại này” [26, tr 79-80]. Như vậy, Thạch Trung Giã cũng xếp tự trào
vào trong thơ tự thuật.
Đánh giá về thơ Tế Xương, GS Nguyễn Lộc nhận xét: “Tú Xương có những bài
viết về mình, về cuộc sống, tâm tư, tình cảm của mình. Ở đây cái tôi của nhà thơ thể
hiện rất rõ” [13, tr 778]. “Ngoài chủ đề phản ánh cuộc sống, phản ánh sinh hoạt, Tú
Xương còn có một bộ phận sáng tác viết về bản thân mình. Ở đây yếu tố trữ tình và
yếu tố trào phúng thường đan chéo vào nhau” [21, tr 435]. Nhà nghiên cứu Trần Đình
Sử nhấn mạnh phương diện ý thức cá nhân và tiếng cười giải thoát trong thơ Trần Tế
Xương: “Nhà thơ đã dùng tiếng cười tự trào để giải thoát cho mình, tự khẳng định
nhân cách mình, tạo thành một thế cân bằng mới. Tú Xương đi ngược lại truyền thống
thơ ngôn chí, là thơ làm ra để tự khẳng định cái chí hướng, lý tưởng của mình. Ở thời
Tú Xương, cái chí cũ đã mất thiêng mà cái chí mới chưa rõ” [26, tr 415]. Trong Thơ
Tú Xương với kiểu tự trào thị dân, tác giả Đoàn Hồng Nguyên đã phân tích và làm rõ
đặc trưng trong kiểu tự trào của thơ Tế Xương: “Trong cảm thức thị dân, bằng lối tự
trào, tự vịnh, Tú Xương đã tạo nên một kiểu nhà nho thị dân, một kiểu trữ tình trào
phúng thị dân” [26, tr 425]. Tác giả đã so sánh sự khác biệt của hai phong cách tự trào
trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương: “Nếu kiểu tự trào của Nguyễn Khuyến
là kiểu tự trào ngôn chí, [...] kiểu tự trào vẫn mang tính chất giáo hóa, phi ngã hóa,
chưa thoát ra khỏi quy phạm của văn chương nhà nho” [26, tr 420] thì kiểu tự trào của
Tế Xương “lại mang đậm tính chất thị dân” [26, tr 425], đây là một trong những “yếu
tố quyết định làm nên tính bất quy phạm, tạo nên sắc thái hiện đại trong văn chương
nhà nho của Tế Xương qua kiểu tự trào” [26, tr 425] so với thơ của các nhà nho trung
đại.
Như vậy, vấn đề về yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương
dù có lúc không gọi ra đích danh thuật ngữ, nhưng các khía cạnh của yếu tố tự thuật
trong thơ của hai tác giả đã được các nhà phê bình, nghiên cứu văn học quan tâm từ
lâu qua việc dẫn chứng và giới thiệu thơ, qua các công trình nghiên cứu về tác giả, về
5
lịch sử văn học. Nhưng do tính chất của từng phạm vi đối tượng nghiên cứu, các khía
cạnh tự thuật trong các tác phẩm của hai nhà thơ trên chỉ được quan tâm từ phía nội
dung khách thể phản ánh trong tác phẩm.
Tóm lại, các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đã có sự chủ ý để tìm hiểu,
nghiên cứu đến yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Mặc dù
đó mới chỉ là những ý kiến đánh giá, nhận xét chung chung, nhưng nó đã thực sự trở
thành nguồn tài liệu gợi mở rất quý giá giúp chúng tôi có thể kế thừa và khai triển một
số vấn đề về yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Tế Xương. Và có thể khẳng
định, vấn đề nghiên cứu yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương là
một việc làm mới. Đề tài của khóa luận đặt ra vấn đề tìm hiểu về các phương diện
cũng như cách thức biểu hiện của yếu tố “Tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương” trong yêu cầu đổi mới quan niệm thẩm mĩ, quan niệm nghệ thuật về con người
và phương thức phản ánh hiện thực đời sống của văn học trung đại Việt Nam nửa cuối
thế kỷ XIX. Từ đó, đánh giá đúng những đóng góp quan trọng của Nguyễn Khuyến,
Tế Xương trong tiến trình vận động của thơ ca ở giai đoạn chuyển tiếp từ trung đại
sang hiện đại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về tư liệu thơ Nguyễn Khuyến, chúng tôi chủ yếu dựa vào tác phẩm Nguyễn
Khuyến - tác phẩm (Nguyễn Văn Huyền sưu tầm, biên dịch và giới thiệu) [10] có tổng
số 353 bài (86 bài thơ chữ Nôm và 267 bài thơ chữ Hán).
Về tư liệu thơ Trần Tế Xương, chúng tôi chủ yếu dựa vào tác phẩm Tú Xương tác phẩm và giai thoại (Nguyễn Văn Huyền chủ biên – Nguyễn Đình Chú giới thiệu)
[11] với 130 bài thơ chữ Nôm.
Ngoài ra, để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tôi còn sử
dụng một số bài thơ, câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Quang Bích, Phan Đình
Phùng, Nguyễn Công Trứ, Dương Khuê, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du để so sánh, đối
chiếu và làm rõ vấn đề.
4. Phương pháp nghiên cứu
6
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng ba nhóm phương pháp nghiên
cứu chính sau:
4.1. Phương pháp thống kê; so sánh
Phương pháp thống kê là phương pháp quan trọng đầu tiên chúng tôi vận dụng để
xử lý đề tài: thống kê, mô tả số lượng các bài thơ có yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn
Khuyến và Tế Xương; thống kê và mô tả số lượng các bài thơ có yếu tố tự thuật trong
thơ của một số tác giả tiêu biểu văn học Việt Nam thế kỷ XIX. Cùng với phương pháp
thống kê, trong quá trình phân tích, lý giải vấn đề, chúng tôi sử dụng phương pháp so
sánh để so sánh, đối chiếu yếu tố tự thuật biểu hiện trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương với nhau và với các nhà thơ cùng thời khác để từ đó làm nổi bật được những
nét độc đáo trong thơ tự thuật của mỗi nhà thơ.
4.2. Phương pháp phân tích; tổng hợp
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ phân tích văn bản thơ; phân tích và
tổng hợp các vấn đề liên quan đến yếu tố tự thuật trong phạm vi nội dung đề tài. Qua
đó, chúng tôi có thể khái quát một cách hệ thống các bình diện nghiên cứu.
4.3. Phương pháp thi pháp học; văn hóa học
Sử dụng phương pháp thi pháp học, chúng tôi nghiên cứu văn bản thơ trên hai
bình diện cơ bản: quan niệm về con người trong thơ trữ tình trung đại (trong tương
quan với cái tôi trữ tình - tự thuật của nhà thơ) và giọng điệu trong thơ tự thuật của
Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương.
Chúng tôi vận dụng phương pháp văn hóa học để đặt các yếu tố tự thuật trong
thơ của hai tác giả vào môi trường văn hóa Việt Nam những năm nửa cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX nhằm lý giải, đánh giá những đóng góp của thơ tự thuật Nguyễn
Khuyến, Tế Xương trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc từ
phạm trù trung đại sang hiện đại.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận sẽ góp phần làm rõ vai trò của yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn
Khuyến, Tế Xương với tư cách là một trong những phương diện đổi mới quan điểm
thẩm mĩ, phương thức trữ tình và phương thức phản ánh đời sống của thơ ca Việt Nam
giai đoạn cuối thế kỷ XIX. Nêu bật được những đóng góp của thơ tự thuật Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương trong tiến trình vận động, chuyển mình của thơ ca trung đại
Việt Nam cuối thế kỷ XIX sang những năm đầu thế kỷ XX ở sự xuất hiện con người
7
cá nhân qua cái tôi trữ tình - tự thuật cùng những đặc trưng riêng trong phong cách thể
hiện ở mảng thơ tự thuật của hai tác giả này. Đồng thời việc nghiên cứu này sẽ giúp
chúng ta nhận thấy được hình tượng dấu ấn của tác giả được in đậm ở trong thơ. Từ đó
khẳng định vị trí, vai trò của thơ Nguyễn Khuyến, Tế Xương trong quá trình vận động
của thơ ca Việt Nam từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì phần Nội
dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương I: Tự thuật và yếu tố tự thuật trong thơ ca của Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam
Chương II: Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ tự thuật của Nguyễn Khuyến
và Trần Tế Xương
Chương III: Biểu hiện của yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế
Xương
8
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TỰ THUẬT VÀ YẾU TỐ TỰ THUẬT TRONG THƠ CA CỦA
NGUYỄN KHUYẾN, TRẦN TẾ XƯƠNG TRONG DÒNG CHẢY
CỦA VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I.1. Tự thuật
Tự thuật là một đặc trưng của sáng tác văn học, bởi sáng tác văn học bao giờ
cũng là một nhu cầu nội tại hóa bản thân, và chủ thể sáng tác luôn có nhu cầu để giải
phóng những ẩn ức từ đó hướng đến sự chia sẻ thế giới nội tâm cùng độc giả. Và
nghiễm nhiên tự thuật sẽ trở thành một kênh giao tiếp tích cực giữa chủ thể sáng tạo
với chủ thể tiếp nhận.
Theo Từ điển tri thức văn hóa (Dictionary of Culturual Literacy) thì tự thuật là
“Một tác phẩm văn học viết về chính cuộc đời nhà văn” (E.D.Hirsch). Hoặc rõ ràng
hơn, theo M.H.Abrams định nghĩa “Tự thuật là tiểu sử được một người viết về chính
bản thân anh ta hoặc cô ta”. Tuy nhiên, định nghĩa của Abrams khá rộng cho cả
những người không phải là nhà văn, mà ở đây chúng ta chỉ giới hạn nội hàm khái niệm
là sáng tác của các nhà văn mà thôi. Ở một tầm khái quát hơn, Philippe Lejeune - nhà
lí luận của thể loại này, trong cuốn Tự thuật ở Pháp (1971), đã định nghĩa tự thuật
chính là “Truyện kể mang tính chất nhìn lại dĩ vãng, mà một người có thật viết về cuộc
sống của mình, khi người đó chú trọng đến đời sống riêng, nhất là sự hình thành nhân
cách”.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì các tác giả cũng đã chỉ ra rằng tự thuật
là “yêu cầu trình bày một cách súc tích những sự kiện đã xảy ra trong cuộc đời nhà
văn […] Tự thuật đòi hỏi người viết phải hết sức tôn trọng tính xác thực của các sự
kiện” [9, tr 330].
Với những khái niệm “tự thuật” như trên thì ta có thể hiểu nội hàm khái niệm tự
thuật tức là kể về bản thân mình, hoặc là ghi lại những chuyện về gia đình, về bạn bè
và về xã hội nơi bản thân đang sống, đang chứng kiến và tham gia… Những cách tự
thuật này phải liên quan và gắn bó hữu cơ với bản thân người tự thuật: tác giả - nhà
thơ, tự kể về chuyện mình, chuyện người qua điểm nhìn của “cái tôi tự thuật”.
I.2. Yếu tố tự thuật trong văn học trung đại Việt Nam
Thời trung đại Việt Nam không phải là “đêm trường trung cổ” như quan niệm
của các sử gia Châu Âu, mà là thời đại phát triển rực rỡ của dân tộc. Đây là thời kỳ mà
9
hầu hết các truyền thống quý báu của dân tộc đều được hình thành. Văn học, ngôn ngữ
đã phát triển và đạt tới đỉnh cao; tâm hồn Việt Nam, nhân cách Việt Nam được khẳng
định và được biểu hiện thành văn. Bởi vậy mà chúng ta khó có thể hiểu được văn hóa,
con người Việt Nam hiện đại nếu như không nghiên cứu kỹ lưỡng thời kỳ văn học này.
Văn thơ trung đại Việt Nam là một nền văn học gắn liền với một giai đoạn cực kỳ
quan trọng trong lịch sử đất nước – giai đoạn nhà nước phong kiến Việt Nam được xác
lập, đạt tới sự cực thịnh rồi chuyển dần tới chỗ suy vi. Thơ ca giai đoạn này được phát
triển trong môi trường xã hội phong kiến với ý thức hệ Nho giáo và lực lượng sáng tác
chủ yếu là tầng lớp trí thức - những người có trình độ cao lúc bấy giờ. Thơ ca trung đại
tồn tại và phát triển trong suốt mười thế kỷ nhưng không bao giờ tách rời khỏi cảm
hứng yêu nước, cảm hứng nhân đạo, thế sự.
Có thể nói nền thơ ca trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX phát triển
trong sự suy thoái của chế độ xã hội phong kiến kèm theo đó là sự sụt giảm vị trí của
Nho giáo trong xã hội nên các tác phẩm thơ của những tầng lớp trí thức phong kiến
mang nhiều tâm sự sâu sắc, chất chứa nỗi niềm bất lực nhiều hơn, bởi vậy mà các vần
thơ tự thuật dần được ra đời, nó phản ánh rõ đời sống tâm hồn cùng với những biến cố
trong cuộc đời của mỗi người cũng như những chuyển vần của lịch sử xã hội Việt
Nam ở thế kỷ XIX. Yếu tố tự thuật trong thơ trung đại được xem như là phương thức
“trữ tình bằng cách thuật kể nỗi lòng mình, cảm xúc, chí hướng của mình” [24, tr 483].
Theo chúng tôi, nội hàm yếu tố tự thuật trong thơ ca trung đại Việt Nam được thể hiện
ở hai phương diện chủ yếu sau:
Thứ nhất, yếu tố tự thuật trong thơ trung đại Việt Nam biểu hiện ở phạm vi đề tài
sáng tác, “hầu như nhà thơ, nhà Nho nào cũng có một vài bài để tự trào, tự thuật” [4,
tr 121] và đề tài này thường thể hiện ở nhan đề bài thơ như: Tự thuật, Tự thán, Tự
vịnh, Mạn thuật, Thuật hoài, Cảm hoài, Tự tình, Tự trào,… Chẳng hạn, Thuật hoài
(Phạm Ngũ Lão), Cảm hoài (Đặng Dung), Mạn thuật (Nguyễn Mộng Tuân), các bài
thơ Mạn thuật và Thuật hứng của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập, một số bài Tự
thuật (Thơ Nôm) của Lê Thánh Tông, Tự thuật (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Tự tình I-II-III
(Hồ Xuân Hương)…
Thứ hai, yếu tố tự thuật trong thơ trung đại Việt Nam còn gắn liền với việc thuật
lại, ghi lại những sự kiện xảy ra trong cuộc đời của tác giả lúc về ở ẩn, lúc đau ốm,
trong dịp lễ tết, các chuyến đi công cán qua các địa danh, các vùng đất…(như Sở kiến
10
hành của Nguyễn Du, Dương phụ hành của Cao Bá Quát…) Có thể nói mỗi biến cố,
mỗi thăng trầm mà nhà thơ đi qua đều để lại dấu ấn trên từng trang thơ.
Như vậy, nhìn chung thì yếu tố tự thuật trong giai đoạn văn học trung đại được
biểu hiện khá phong phú, nó trở thành phương thức sáng tác mới cho thơ ca của các
nho sĩ, đem đến cho văn chương lúc bấy giờ một diện mạo mới khởi sắc hơn.
I.3. Yếu tố tự thuật trong thơ Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương dưới góc
nhìn của lịch sử, văn hóa và xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, về lịch sử thì nó được bắt đầu
từ sự kiện thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (năm 1858) rồi kết thúc bằng sự thất bại
của phong trào Cần Vương (năm 1896) và thực dân Pháp bắt đầu công cuộc khai thác
thuộc địa của chúng. “Về văn học, giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX bắt đầu bằng thơ văn
yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu và kết thúc bằng thơ văn tố cáo hiện thực của Tú
Xương và Nguyễn Khuyến” [13, tr 577]. Do phát triển trong điều kiện xã hội có những
biến cố trọng đại, và sau lưng nó có một truyền thống lâu đời về văn học và văn hóa
mà văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX có những nét đặc thù riêng và có những
cống hiến nhất định cho lịch sử phát triển của văn học dân tộc. “Trên quan điểm sự
vận động của lịch sử, có thể nói giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XIX đánh dấu sự
kết thúc truyền thống cổ trong văn học Việt Nam và văn học những năm đầu thế kỷ XX
sẽ mở ra một thời kỳ mới, chuẩn bị cho sự phát triển hiện đại của văn học” [13, tr
578].
Cùng với sự xâm lăng của thực dân Pháp, chế độ phong kiến Việt Nam cuối thế
kỷ XIX bị rơi vào khủng hoảng về tư tưởng và chính trị; các giá trị văn hóa, đạo đức
truyền thống bị đảo lộn và đổ vỡ trước sự gia nhập của văn hóa phương Tây. “Trong
nhiều thế kỷ trước, Khổng giáo đã là nguồn nuôi dưỡng trí tuệ và quy phạm đạo đức
cho xã hội nói chung, cho vua quan và trí thức nói riêng, để ứng phó với mọi tình
huống xảy ra trong đời sống của cộng đồng. Nhưng ở nửa sau thế kỷ XIX, trước cuộc
đụng độ ngột ngạt giữa Việt Nam và Pháp, Khổng giáo đã không còn giữ được chức
năng tinh thần trước kia của nó. Sự giảm thiểu hiệu năng tinh thần của Khổng giáo đã
là nguyên nhân trực tiếp đưa đến sự khủng hoảng tư tưởng lúc bấy giờ ở Việt Nam”
[17, tr 18]. Những năm cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam đang từng
bước thay đổi trước sự đô hộ và khai thác kinh tế của thực dân Pháp. Yếu tố ngoại lai
và ngoại xâm thâm nhập sâu hơn vào mọi mặt của đời sống dân tộc, từ kinh tế, chính
11
trị đến xã hội, văn hóa…Tất cả những biến động đó đã tác động sâu sắc đến đời sống
của văn học dân tộc trong giai đoạn này. Qua các tác phẩm của các nhà thơ Việt Nam
nửa cuối thế kỷ XIX, chúng ta nhận ra được “khuôn mặt” tâm trạng của một thế hệ nhà
nho trí thức trước thời khắc giao thời của lịch sử dân tộc. Một Nguyễn Tri Phương,
một Hoàng Hoa Thám tuẫn tiết để giữ vững khí tiết “trung quân ái quốc” của người
quân tử; một Nguyễn Đình Chiểu “Thà đui mà giữ đạo nhà”; một Nguyễn Quang Bích
hiên ngang khí phách của người anh hùng thời loạn:
Đường gập ghềnh hiểm trở chẳng sợ khó đi,
Tuổi già yếu này thề đem tấc lòng son để lo đền nợ nước.
Chữ trung hiếu đội trên đầu có mặt trời chiếu dọi,
Khắp nơi non sông che chở cho được bình yên.
(Sơn lộ hành tự ủy - Đi đường núi, tự an ủi - Lời thơ dịch)
Một Phan Đình Phùng bất khuất mãi “thẹn với tiếng anh hùng”:
Xa giá của vua đang ở ngoài quan sơn,
Nhân dân bốn bể như sống trong nước sôi lửa bỏng.
Trách nhiệm càng cao thì mối lo càng lớn,
Nghĩ mình cũng trong cửa tướng, mà riêng thẹn với tiếng anh hùng.
(Lâm chung thời tác - Làm lúc sắp mất - Lời thơ dịch)
“Phan Đình Phùng ngã xuống đã kết thúc phong trào Cần Vương. Cùng với cái
chết của ông, một mẫu người đẹp, một hình tượng văn học đẹp trong văn học trung đại
– người trung nghĩa, người hành đạo theo nhà nho chính thống – cũng kết thúc” [5, tr
76].
Trong thời đại giao thoa với phương Tây những năm nửa cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX, cùng với sức mạnh về khoa học kỹ thuật của nó đã buộc các nhà nho
Việt Nam “với tính cách là nhân vật văn hóa, kẻ trước người sau phải nhận ra sự vô
nghĩa, vô dụng của tài năng dù là tài năng thiên phú, nghi ngờ cái học thuyết được
cho là thiên kinh địa vĩ đại. […] Sự rạn nứt của quan niệm về nhân cách nho giáo
ngày càng rõ nét, không gì ngăn cản được đã đem đến những cái mới cho thơ ở giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX” [31, tr 605]. Đến cuối thế kỷ XIX, khi Nho giáo
như một hệ thống giá trị văn hóa đã bộc lộ những mặt hạn chế không thể khắc phục
trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, những phẩm chất cao quý mà các nhà
nho cố gắng gìn giữ, nuôi dưỡng bấy lâu nay đã không chặn đứng được cuộc xâm lược
12
của thực dân Pháp thì lịch sử mới chứng kiến một sự thay đổi to lớn trong quan niệm
về nhân cách của nhà nho. Và lúc này thơ ca trào phúng Việt Nam đã có đủ các cung
bậc khác nhau, và “cái cười đã đóng vai trò của cái nhìn thẩm mỹ đối với cuộc sống,
báo hiệu sự suy giảm của quan điểm coi sáng tác để giáo hóa như quan niệm văn học
Nho gia truyền thống” [31, tr 688].
Và trên nền tảng của thời kỳ văn học ấy, chúng tôi đã tiến hành khảo sát yếu tố tự
thuật trong tư liệu thơ của sáu tác giả tiêu biểu: thơ chữ Hán của Nguyễn Du, thơ
Nguyễn Công Trứ, thơ Cao Bá Quát, thơ Nguyễn Thông, thơ Nguyễn Xuân Ôn và thơ
Nguyễn Quang Bích (Xem bảng thống kê ở phụ lục 1). Có thể nhận thấy trong thơ của
sáu tác giả trên, số lượng các bài thơ có yếu tố tự thuật chiếm tỉ lệ trung bình khoảng
45,2%, còn trong thơ Nguyễn Khuyến và Tế Xương, số lượng các bài thơ có yếu tố tự
thuật chiếm tỉ lệ khoảng 65,5%. Như vậy ta có thể nhận thấy rằng, nhu cầu tự giãi bày
của các nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ XIX là rất lớn, đặc biệt là trong thơ tự thuật của
Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương. Đây chính là sự thức tỉnh về ý thức cá nhân, về
cái tôi trữ tình - tự thuật, một thành tựu nổi bật về nội dung của thơ ca Việt Nam thế kỷ
XIX.
Với những vần thơ tự thuật ấy, Nguyễn Khuyến cũng như Trần Tế Xương ở các
mức độ khác nhau đã giám đưa mình ra cười cợt, chế giễu, thậm chí là tự trào về bản
thân mình, trình bày bản thân như là một kẻ vô tích sự, một kiểu người thừa trong cả
gia đình lẫn xã hội, bởi một khi không nhìn mình bằng lý tưởng thánh nhân quân tử thì
nhà thơ cũng không nhìn đời bằng cặp mắt giáo huấn nữa. Trở về với con người thực,
con người tự nhiên, các tác giả đồng thời nhìn cuộc sống xã hội như tự nó vốn có. Nhà
thơ đã “phát hiện ra mặt đáng cười của thế giới và đưa thế giới cười ấy vào thi ca, đó
là bước chuyển của văn học, mở đường cho cách tiếp cận hiện thực mới, chuẩn bị cho
văn học hiện thực ở giai đoạn sau” [31, tr 686]. Và với các sáng tác trào phúng,
Nguyễn Khuyến cũng như Tế Xương “không còn là tác giả văn học nhà Nho truyền
thống” nữa [34, tr 307].
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đặc biệt là ở các thành thị đã
chuyển mình vào môi trường thành thị tư sản hóa và bản thân các nhà nho – nhà thơ
cũng đã từng bước tiểu tư sản hóa. Thơ Tế Xương in đậm hình ảnh đời sống xã hội thị
dân, thể hiện sự chiêm nghiệm sâu sắc những lối sống của nhà thơ cùng sự ra đời một
13
lớp người mới pha tạp, nhố nhăng, nhếch nhác. Tế Xương đứng giữa dòng văn hóa
truyền thống và phương Tây mới mẻ, giữa “bút lông” và “bút chì” để tự thuật:
Dẫu không bia đá còn bia miệng.
Vứt bút lông đi, giắt bút chì
(Đổi thi)
Hay:
“Hẩu lố”, “mét xì” thông mọi tiếng,
Chẳng sang Tàu cũng tếch sang Tây”
(Mai mà tớ hỏng)
Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX cũng đã báo hiệu sự sụp đổ của hệ thống nhân
sinh quan phong kiến, sự đảo ngược của luân thường đạo lý đã tạo ra một xã hội đầy
quái tượng: vua chẳng ra vua, quan chẳng ra quan, sĩ phu chẳng ra sĩ phu, tăng lữ
chẳng ra tăng lữ, người chẳng ra người… đã khiến Tế Xương phải giương mắt nhìn
đời để rồi lại cười trong bất lực:
Bắt chước ai, ta chúc mấy lời:
Chúc cho khắp hết cả trong đời.
Vua, quan, sĩ, thứ, người muôn nước,
Sao được cho ra cái giống người.
(Chúc tết)
Khác với các tác giả văn học Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ
XIX – tiếp tục mạch văn chương về thân phận con người đặc biệt là con người tài tử
giai nhân, Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương lại lấy nỗi đau bản thân để tự thuật, để
soi rọi tâm hồn mình. Từ đó đã xác lập một lý tưởng thẩm mỹ cách tân so với truyền
thống: từ một quan điểm thẩm mỹ đang phổ biến trong xã hội kẻ sĩ lúc bấy giờ là cảm
hứng hướng về “cái cao cả” đã nhanh chóng ngả về một phía quan điểm thẩm mỹ đối
lập – tìm thấy vẻ đẹp chân thực của “cái thông tục”, đời thường, đời tư. Sự thay đổi về
quan niệm thẩm mỹ dẫn đến sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người vừa phù
hợp với sự thay đổi của lịch sử xã hội – văn hóa, vừa là một tất yếu của sự vận động
lịch sử văn học: từ kiểu con người yêu nước, con người trung quân ái quốc trong thơ
ca Lý Trần, trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm; con người thể hiện bản năng
trong thơ Hồ Xuân Hương; con người cô đơn trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du; đến
kiểu con người thị tài, con người công danh hưởng lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ,
Cao Bá Quát; và cuối cùng là kiểu con người đời thường, đời tư, tự trào trong thơ
14
Nguyễn Khuyến, Tế Xương. Như vậy, đến thơ tự thuật của Nguyễn Khuyến và Tế
Xương, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại Việt Nam đã có
những đổi mới so với kiểu con người trong văn học các giai đoạn trước và cũng rất
gần với kiểu con người trong văn học hiện đại.
Cùng với sự đổi thay trong quan niệm nghệ thuật về con người thì không gian và
thời gian nghệ thuật trong thơ tự thuật của Nguyễn Khuyến, Tế Xương cũng có sự đổi
mới. Trong thơ ca trung đại Việt Nam, mô hình không gian nghệ thuật cơ bản là không
gian vũ trụ, trong đó đã lần lượt xuất hiện không gian nhàn tản - ẩn dật trong thơ
Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm; không gian tiêu điều – biến dịch trong thơ Nguyễn
Du, không gian trần tục hóa trong thơ Hồ Xuân Hương; không gian thế tục hóa trong
thơ Nguyễn Khuyến và cuối cùng là sự phai nhạt không gian vũ trụ trong thơ Tế
Xương. “Sự biến đổi không gian gắn liền với sự thay đổi xã hội, sự tự ý thức của con
người và tư duy nghệ thuật trong văn học… Yếu tố cảm thụ cá nhân đã làm cho thời
gian trong thơ đa dạng và biến đổi rõ nét” [24, tr 527-528]. Có thể nói thơ Nguyễn
Khuyến và Tế Xương đã “đánh dấu sự phai nhạt của không gian nghệ thuật truyền
thống, mở ra không gian sinh hoạt đời thường và đô thị… ít tính ước lệ và càng giàu
tính sáng tạo độc đáo” [24, tr 528].
Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đã có những cố gắng mới để
nhằm phá vỡ những quy tắc biểu hiện truyền thống trong văn học phong kiến để đi đến
một lối biểu hiện phong phú như hình thức của bản thân đời sống. “Về phương diện
nghệ thuật […] cách thể hiện của nó cũng dần dần từ bỏ tính chất đài các, ước lệ,
tượng trưng để tiến tới dùng lối thể hiện bằng hình thức bản thân đời sống, không ngại
nôm na mách qué, giàu tính chất trữ tình, đồng thời cũng rất giàu tính chất trào lộng,
khôi hài dân gian” [13, tr 802]. Đề tài cơ bản trong văn học giai đoạn này không phải
là lịch sử và thiên nhiên, mà là những vấn đề cốt yếu trong cuộc sống như vấn đề số
phận con người, con người hiện ra không chỉ có hai loại quân tử - tiểu nhân, mà còn có
những kiểu con người khác và bắt đầu xuất hiện kiểu con người đời thường, con người
tự trào… “Có thể nói, lý tưởng thẩm mỹ của văn học giai đoạn này đã khác trước, về
cơ bản nó không còn đồng nhất với lý tưởng đạo đức mà tách ra khỏi lý tưởng đạo
đức. Cái đẹp ở đây không phải là cái đạo đức được gọi tên một cách khác, mà là cuộc
sống” [13, tr 49].
15