VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Phần thứ nhất: Văn học địa phương tỉnh Đồng Nai
Văn học dân gian
Sự tích thác Trị An
Chàng út Nàng Sen
Trận Mãng xà
Tổng quan về tục ngữ, ca dao Đồng Nai
Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai
2
4
4
4
7
9
12
12
Ca dao về thiên nhiên xứ sở ở Đồng Nai
17
Ca dao về sinh hoạt xã hội ở Đồng Nai
18
Bài ca dao “Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai”
19
Văn học dân gian các dân tộc thiểu số ở Đồng Nai
19
Văn học viết
23
Một cuộc đua thuyền trên sông Đồng Nai
23
Chu Thổ Sừ vân
Tân Triều đãi độ
26
Văn tế vợ
29
Bà bán cau
Nhớ Bắc
Kòn Trô
Mưa thu nhớ tằm
Giữ lấy màu xanh
31
32
32
41
44
Văn bia Biên Hòa Đồng Nai 300 năm
46
Văn bia đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch
48
Văn bia Văn Miếu Trấn Biên
49
Phần thứ hai: Lịch sử địa phương tỉnh Đồng Nai
Giới thiệu vài nét về Đồng Nai
Cư dân cổ Đồng Nai
Làng đá Bửu Long
51
51
52
53
Nghề gốm ở Đồng Nai
Vùng đất Đồng Nai
Cuộc khẩn hoang của người Việt
54
55
57
28
Đồng Nai qua ca dao
Sự ra đời của thương cảng Cù lao Phố
59
60
Thương cảng Cù lao Phố
Đời sống văn hóa nghệ thuật
62
Nét kiến trúc đình chùa
65
Văn miếu Trấn Biên
Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp
66
67
Chiến khu D còn, Sài Gòn mất
Cuộc kháng chiến chống Mỹ
71
73
Chiến khu rừng Sác
78
Bác Hồ với Đồng Nai, Đồng Nai với Bác Hồ
Thành tựu phát triển KTXH từ 30/4/1975 đến 2005
79
80
Đồng Nai vùng đất mở trong phát triển công nghiệp
Di tích lịch sử Đồng Nai
Di tích kiến trúc nghệ thuật
Danh nhân Đồng Nai
Anh hùng đất Đồng Nai
Chiến thắng Xuân Lộc
Đồng Nai trước công nguyên
Đồng Nai thiên niên kỷ đầu công nguyên
63
85
88
92
95
98
103
108
Thành tựu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai từ 30/4/1975 đến nay
108
111
Phần thứ ba: Địa lý địa phương tỉnh Đồng Nai
Địa lý tự nhiên Đồng Nai
Địa lý dân cư Đồng Nai
Địa lý kinh tế Đồng Nai
63
111
115
118
2
Phần 1: VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG TỈNH ĐỒNG NAI
-----------------I. VĂN HỌC DÂN GIAN
1. CHUYỆN KỂ
SỰ TÍCH THÁC TRỊ AN
Ngày xưa, ở vùng Đồng Nai, có một bộ tộc (1) du mục (2) thuộc dâ n tộc Châu Mạ (3)
chuyên sống bằng nghề nương rẫy (4) và săn bắt thú rừng. Đứng đầu bộ tộc này là tù
trưởng(5) Sora Đin, tuy râu tóc đã bạc phơ nhưng trong ông còn rất khỏe mạnh.
Sora Đina là con trai lớn của tù trưởng Sora Đin, được cha truyền nghề cung ná từ
nhỏ nên sớm trở thành tay thiện xạ (6). Trong một ngày, Sora Đina có thể dễ dàng hạ hai
con hổ. Chàng còn có thể hạ được cả loài cá sấu hung dữ đã một thời gây khủng khiếp ở
vùng giáp Sông Bé và sông Đồng Nai.
Lúc bấy giờ ở thượng nguồn sông Đồng Nai c ó nàng Điểu Du là trưởng nữ của tù
trưởng Điểu Lôi, người Châu Ro (7). Điểu Du say mê tập tành với chí hướng (8) nối
nghiệp(9) cha. Chính cô đã trừ được con voi một ngà hung dữ ở vùng Đạt Bo. Tiếng thơm
bay xa. Tài thiện xạ của Sora Đina gây được sự cảm mến trong lòng Điểu Du. Và Sora
Đina cũng muốn được gặp mặt người con gái nổi tiếng về tài phóng lao (10) ở miền thượng
lưu con sông(11).
Năm nọ, trời hạn hán. Các con suối lớn nhỏ đều khô cạn. Cả người lẫn thú đổ xô ra
sông tìm nước uống. Một hôm trời chuyển động, mây đen chao đảo trên vòm trời. Một
chiếc xuồng độc mộc(12) chở một thiếu nữ tất tả xuôi mau vào bờ. Bỗng một con cá sấu từ
dưới nước nổi lên và đuổi theo chiếc xuồng. Lập tức hai mũi lao từ tay Điểu Du phóng
nhanh về phía con cá sấu. Nó bị thương n ên càng vẫy vùng lồng lộn, há miệng định nuốt
chửng cả chiếc xuồng và người con gái .Trong cơn nguy hiểm, may sao thuyền của Sora
Đina vừa kịp xuất hiện. Nhanh như chớp, chàng bắn liền hai phát tên. Cá sấu trúng tên
chạy được một đoạn thì chìm nghỉm.
Sora và Điểu Du quen nhau từ đó. Họ trở thành đôi bạn xuôi ngược dòng sông.
Dần dần họ yêu nhau. Mối tình của hai người được Sora Đin và Điểu Lôi chấp thuận.
Theo phong tục hồi đó, trước ngày cưới, Sora Đina phải về ở rể bên đàng gái. Sora Đin
cho con trai mình chiếc tù và (13) và căn dặn:
- Gặp trắc trở thì thổi tù và, sẽ có người đến giúp.
Sora Đina lên con ngựa trắng tiến về miền thượng lưu. Đi một đoạn đường, gặp
con suối cạn, Sora Đina phải dìu ngựa qua các gộp đá lởm chởm. Đột nhiên từ trên cây cổ
thụ có một con cọp xám phóng xuống ôm choàng lấy Sora Đina.
Đó là một gã đàn ông đội lốt hổ. Nó vừa đánh nhau với Sora Đina vừa hăm dọa:
3
- Thần hổ đây, tao sẽ giết mày vì mày có tội….
Sora Đina nào phải tay vừa. “Thần hổ” bị đánh ngã, bèn xông tới toan cướp ngựa.
Con ngựa trắng hí lanh lảnh chồm lên dữ dội, “thần hổ”bị ngựa đá, phóng nhanh vào
rừng. Đi thêm một đỗi ngắn, Sora Đina đã thấy Điểu Du ra đón chàng ở bìa rừng. Đàng
xa, Điểu Lôi cũng vừa tới.
Nhân lúc ngồi nghỉ, Sora Đina hỏi Điểu Du:
- Vùng này có hổ không em?
Điểu du cười đáp:
- Thằng thầy mo (14) Sang Mô đó. Nó bày trò hù dọa dân làng. Nó oán em lắm vì em
không ưng nó.
Thấy bóng Sang Mô loáng thoáng gần đây. Sora Đina lên tiếng:
- Mời anh Sang Mô đến uống rượu với chúng tôi.
Sang Mô đến, hắn trừng mắt nói với Sora Đina:
- Anh là kẻ xa lạ, đến đây để làm gì?
Một lát, hắn nhìn Sora Đina cười nham hiểm:
- Nghe nói anh nổi tiếng về tài thiện xạ.Vậy ta thách anh: nếu anh bắn trúng cái lá
chót trên cành cây ta đang cầm trên tay thì ta sẽ nhường Điểu Du cho a nh.
Hắn bẻ một nhánh quýt rừng và giơ lên. Hắn vừa thách vừa lắc lắc bàn tay khiến
nhánh quýt run rẩy như gặp gió.
- Nào bắn đi!
Dừng một phút, Sora Đina quát lớn:
- Thần hổ coi đây!
Sang Mô giật mình, ngừng tay. Sora Đina bắn mũi tên xuyên qua chiếc lá c hót.
Mọi người reo hò hoan hỉ.
Lễ cưới diễn ra trọng thể. Đâm trâu, mời rượu, múa hát…Dân làng ca ngợi đôi trai
gái bằng tiếng hát và tiếng cồng chiêng (15) vang dậy. Riêng Sang Mô tức tối, kiếm cách trả
thù.
Năm sau, Điểu Du sinh được một con trai. Ngày đứ a bé ra đời, mưa tầm tã, Sang
Mô nhân đó tung tin : “Điểu Du sanh ra ma quỉ, rồi sẽ có nạn mất mùa đói kém!”.
Do đồn nhảm, Sang Mô bị Điểu Lôi gọi đến quở phạt. Hắn càng óan giận. Năm
sau nữa, trong một chuyến đi săn chung với Điểu Lôi, Sang Mô đã sát hại (16) viên tù
trưởng bằng một mũi tên bắn lén sau lưng. Rồi hắn cùng với mười tên phản loạn(17) khác
kéo về suối Đạt Bo để giết luôn vợ chồng Sora Đina.
Canh hai đêm đó, ngôi nhà của vợ chồng Sora Đina bỗng dưng bốc cháy. Sora
Đina chỉ kịp hét lớn: “Có kẻ đốt nhà!”. Rồi ẵm con cùng Điểu Du thóat ra khỏi vùng lửa.
Cuộc xô xát diễn ra ác liệt. Mải lo che chở cho con, Sora Đina bị thất thế (18). Còn
Điểu Du sau một lúc chống cự cũng bị Sang Mô bắt. Sora Đina xông tới cứu vợ. Đứa con
tuột khỏi tay chàng vă ng xuống đất.
Bỗng một cái bóng mảnh mai lao nhanh đế n và ôm lấy thằng bé chạy thóat vào
rừng. Người đó chính là Sang My, em gái Sang Mô. Sang Mô gào lên:
4
rừng.
- Đuổi theo, trừ cho tiệt nòi!
Nhưng bóng con ngựa trắng của Sora Đina chở Sang My trên lưng đã biến mất vào
- Cho dù là em gái ta, cũng cứ bắn !
Tên bay vun vút. Sang Mô còn đốt cháy rừng hòng ngăn cản em gái mình chạy
thóat. Tức giận, Sang Mô nghiến răng trói chặt vợ chồng Sora Đina quăng xuống một
chiếc xuồng có chất sẵn một thứ nhựa cây dễ cháy, rồi thả xuồng trôi theo dòng nước
chảy xiết. Sang Mô cho xuồng chèo rượt theo và cứ nhắm vào xuồng của Sora Đina
buông những phát tên lửa. Đến một bậc đá, xuồng bị cản lại. Sora Đina đã kịp tháo dây
trói và rút tù và ra thổi một hồi dài.
Hàng trăm người ở miền hạ lưu (19) nghe tiếng tù và liền đổ xô ra bờ sông, nhảy qua
những gộp đá, tiến tới chiếc xuồng đang bốc cháy ng ùn ngụt. Mọi người ngậm ngùi trước
cái chết đau đớn của Sora Đina và Điểu Du. Vừa lúc ấy, con ngựa trắng chở Sang My và
đứa bé cũn g chạy tới. Trên lưng Sang My có hai mũi tên cắm sâu. Nàng chỉ kịp trao đứa
bé cho ông già Sora Đin rồi ngã gục xuống ngựa. Sora Đin vuốt mắt Sang My.
- Ngàn đời tri ân (20) nàng đã cứu cháu ta.
Còn con ngựa trắng thì ngóc đầu nhìn ra phía ngọn lửa đang b ốc cháy. Không thấy
chủ, nó hí lên một tiếng dài buồn thảm rồi phóng mình xuống dòng thác xóay.
Trong khi đó bà con đã bắt trói Sang Mô và mười tên phản lọan đem nộp cho Sora
Đin. Những tên nghe lời dụ dỗ mua chuộc của Sang Mô được Sora Đin xóa tội. Còn Sa ng
Mô thì bị trói chặt vào chỗ nó gây ra tội ác. Tù trưởng Sora Đin giương ná và lắp một mũi
tên ngắm vào Sang Mô. Mọi người hồi hộp chờ đợi.
Chợt Sora Đin hạ ná và hô to một tiếng “Pap”, rồi quẳng cái ná xuống dòng thác.
Ông nói:
- Hận thù không nên nối tiếp bằng máu ! Vì lòng tri ân đối với Sang My, ta tha
chết cho Sang Mô !
Sang Mô dập đầu lạy tạ Sora Đin rồi ôm xác Sang My bước xuống xuồng, nước
mắt rơi lã chã.
Từ đó, người trong vùng gọi thác này là thác Tri Ân, sau đọc trại thành Trị An.
(Trích Truyện dân gian Đồng Nai, Huỳnh Tới biên soạn, NXB Đồng Nai, 1994)
Chú thích
* Truyện cổ tích thế sự : (còn gọi là truyện cổ tích sinh hoạt hay truyện cổ tích hiện
thực) có đặc điểm tiêu biểu là:
- Nội dung : phản ánh những xung đột trong quan hệ gia đình và xã hội thời kỳ xã
hội có giai cấp.
- Nhân vật : diễn biến số phận của nhân vật về cơ bản tương ứng với diễn biến của
cuộc sống hiện thực; kết thúc số phận của nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thế sự
thường không đẹp đẽ, có hậu như trong truyện cổ tích thần kỳ.
- Yếu tố thần kỳ : truyện cổ tích thế sự có rất ít hoặc thường là không có yếu tố
5
thần kỳ; và yếu tố thần kỳ chỉ có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa của một sự kiện hiện thực.
(1) Bộ tộc : tổ chức xã hội nguyên thủy ở trình độ cao hơn bộ lạc.
(2) Du mục : chăn nuôi súc vật, nơi này hết cỏ thì dời sang nơi khác; súc vật được
nuôi ở đâu thì người ta theo sống ở đó chứ không ở một nơi cố định, không định cư
(3) Châu Mạ : tên một dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở vùng rừng núi các tỉnh
Nam Tây Nguyên (trong đó có Đồng Nai).
(4) Nghề nương rẫy : làm việc trên đất trồng trọt ở miền rừng núi.
(5) Tù trưởng : người đứng đầu một bộ lạc.
(6) Thiện xạ : bắn giỏi.
(7) Châu Ro : tên một dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở v ùng rừng núi các tỉnh
Nam Tây Nguyên (trong đó có Đồng Nai).
(8) Chí hướng : ý muốn bền bỉ, quyết đạt tới một mục tiêu cao đẹp trong cuộc
sống.
(9) Nối nghiệp : tiếp tục sự nghiệp người trước để lại.
(10) Phóng lao : lao là cây tre, gỗ vót nhọn, dùng làm vũ khí, phóng vào người
quân địch để đâm thủng.
(11) Thượng lưu : đoạn sông ở gần nguồn sông, thường kể cả vùng phụ cận.
(12) Xuồng độc mộc : xuồng làm bằng một thân cây đục rỗng.
(13) Tù và : dụng cụ để báo hiệu, thường dùng ở vùng rừng núi, làm bằng sừng
trâu, bò hoặc vỏ ốc, dùng hơi để thổi, tiếng vang xa.
(14) Thầy mo : từ gọi thầy cúng trong một số dân tộc thiểu số vùng núi.
(15) Cồng chiêng : các loại nhạc khí gõ làm bằng đồng, dùng để phát hiệu lệnh
hoặc biểu diễn trong các lễ nghi của một số dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
(16) Sát hại : giết hại.
(17) Phản loạn : làm phản, gây rối loạn.
(18) Thất thế : không có được hoặc bị mất đi vị trí, chỗ tực thuận lợi, làm cho
không có sức chống đỡ.
(19) Hạ lưu: đoạn sông ở gẩn cửa sông, thường kể cả vùng phụ cận.
(20) Tri ân : biết ơn, ghi ơn.
CHÀNG ÚT NÀNG SEN
(Truyện cổ tích thế sự)
Chàng tên là Út, ở làng trên, đựơc cha truyền nghề thợ xoay(1). Nàng tên là Sen, ở
làng dưới, kế nghiệp mẹ làm thợ chấm men (2). Cả hai đều hiền lành, chăm chỉ làm ăn, hoa
tay(3) khéo léo. Cả hai được xem là nghệ nhân (4) nổi tiếng trong vùng gốm ven sông Đồng
Nai(5).
6
Chàng Út có thói quen in dấu ngón tay út vào sản phẩm của mình. Hàng gốm do
chàng Út xoay được ưa chuộng, người ta đặt hàng đưa về làng dưới chấm men rồi vào
lò(6). Nàng Sen vì tên là Sen nên thích tạo họa tiết (7) chấm men thành búp sen xanh. Thấy
có dấu ngón tay út in vào mặt hàng đượ c xoay, tạo dáng xinh xắn, Sen cũng tinh nghịch in
dấu ngón tay út mình vào bên cạnh. Lâu dần, dấu hai ngón tay út và búp sen xanh trở
thành dấu hiệu của những hàng gốm được yêu thích, có giá, người ta tìm mua và bán đi
khắp nơi.
Một lần tình cờ gặp nhau, nhận ra sự gắn bó cần thiết cho nhau trong nghề nghiệp,
chàng Út và nàng Sen kết duyên chồng vợ. Họ chung sức làm cho hàng gốm của mình
ngày càng thêm đẹp, thêm độc đáo (8). Cuộc sống của họ cũng mỗi ngày mỗi khấm khá và
hạnh phúc.
Bỗng dưng binh đao(9) nổi lên. Giặc dữ kéo đến tàn phá làng gốm. Đương lúc
chàng Út đi chọn đất(10) ở nơi xa, giặc kéo vào làng cướp bóc, bắt phụ nữ đưa về dinh
trại(11) bên kia sông, giở trò dụ dỗ, cưỡ ng hiếp. Nàng Sen cũng bị bắt. Nàng kháng cự (12)
nên bị giết, bị ném xác xuống sông.
Được tin vợ bị bắt, chàng Út quyết vượt sông, tìm cách giải cứu (13). Giặc phát
hiện (14), bắn tên giết chàng giữa dòng.
Dòng sông quê hương thương đôi vợ chồng tài ba(15), chung thủy(16), dìu hai cái xác
lại gần nhau, cùng trôi bên nhau. Lạ là máu họ tuôn ra không ngớt, hòa với ánh chiều rực
rỡ, nhuộm đỏ cả dòng sông hàng mấy dặm(17). Sóng nước lại đưa máu thấm sâu vào đất
hai ven bờ. Đất hóa đỏ thẫm, mịn và dẻo như quánh vào nhau không rời.
Từ đó, thứ đất nhuyễn máu hai nghệ nhân tài ba và chung thủy trở thành đất làm
gốm nổi tiếng cho đến bây
(Trích Truyện dân gian Đồng Nai, Huỳnh Tới biên soạn, chỉnh lý, NXB Đồng Nai,
1994)
Chú thích
(1) Thợ xoay : thợ tạo dáng hình đồ gốm; người thợ đặt mớ đất trên cái bàn xoay,
chân đạp cho bàn chạy quanh, và tay từ từ nặn hình các sản phẩm.
(2) Thợ chấm men : người thợ vẽ họa tiết lên các sản phẩm trước khi đưa vào lò
nung.
(3) Hoa tay : ở đầu ngón tay có những đường chỉ li ti kết thành hình xinh đẹp, hình
đó gọi là hoa tay; ai có bàn tay khéo léo được cho là người có hoa tay; do
đó, nói hoa tay tức là nói bàn tay khéo léo, tài hoa.
(4) Nghệ nhân : những người thợ có tài, có tâm hồn nghệ sĩ.
(5) Vùng gốm ở ven sông Đồng Nai : gồm các xã Hóa An, Tân Vạn, Bửu Hòa.
(6) Vào lò: sau khi làm xong sản phẩm, người thợ cho vào lò, nung chín lên.
(7) Họa tiết: nét, hình vẽ, chạm trên đồ vật để trang trí; đây là hình vẽ trên đồ gốm.
(8) Độc đáo : lối riêng; vẻ riêng; khác lạ.
(9) Binh đao : chiến tranh.
7
(10) Chọn đất : tìm đất, đây là tìm thứ đất có thể làm đồ gốm được.
(11) Dinh trại : (doanh trại) nơi đóng quân.
(12) Kháng cự : chống lại, không chịu tuân lệnh.
(13) Giải cứu : gỡ khỏi sự nguy hiểm để cứu người.
(14) Phát hiện : tìm ra, tìm thấy.
(15) Tài ba : tài giỏi.
(16) Chung thủy : giữ lòng trung thành, trước sau như một.
(17) Dặm : đơn vị chiều dài dùng chỉ quãng cách ngày xưa; một dặm bằng khoảng
nửa cây số.
----------------------------
TRẬN MÃNG XÀ
(Truyện cổ tích của Huỳnh Văn Nghệ)
Ngày xưa, ở Đồng Nai có một loại trăn to và rất dữ mà trong vùng thường được
gọi là rắn mãng - xà - vương(1). Người ta bảo có những con mãng xà to bằng cái cối xay
lúa(2) và dài đến hai, ba chục thước, có thể nuốt sống được tất cả các loại thú rừng, kể cả
voi nữa. Mãn g xà bắt các loài thú khác bằng cách dùng thân quấn chặt đối phương rồi xiết
cho đến chết. Đối với những con thú nhỏ không quấn được thì nó chỉ táp rồi nuốt sống,
đối phương có thể vùng vẫy kêu la trong bụng nó một hồi lâu rồi mới chết ngợp. Mỗi khi
no say, mãng xà nằm ngủ luôn tại chỗ hàng tháng trời. Nó nằm im lìm như một thân gỗ
mục, mặc trời mưa, trời nắng, cứ ngủ. Lá rụng đầy trên lưng nó, rêu mọc lên thân, lên đầu
nó. Nếu có con thú nào vô ý dằn mạnh lên thân, lên đầu nó thì nó giật mình vùng dậy bắt
ăn luôn rồi ngủ nữa.
Đồng bào Đồng Nai sợ mãng xà hơn sợ ma quỷ. Nó đến đâu thì thú rừng bị
ăn hoặc trốn đi nơi khác hết. Thợ săn(3), thợ rừng (4) phải chịu nghèo đói. Nó bò đến đâu thì
nương rẫy ngã rạp đến đó như bị bão lụt vậy. Có một con mãng xà đã nuố t chửng cả một
bầy chó và anh thợ săn một lượt. Có nhiều làng ở ven rừng phải lập miếu thờ (5) thần mãng
xà như thờ thần hổ vậy. Nhiều người tinh thông võ nghệ (6) đã từng đánh được hổ, nhưng
khi nói đến mãng xà thì cũng đành thu mình lại, dấu roi mà chạy.
Thuở ấy có hai cha con ông Bảy Túc ở làng Mỹ Lộc cũng rất giỏi võ và đều làm
nghề thợ rừng. Rừng là nguồn sống duy nhất của gia đình này. Ngoài việc đốn tre, thả gỗ,
cắt tranh, thả bè, cha con ông Bảy Túc không còn biết làm nghề nào khác. Vì vậy có
những lúc nghe nói có thú dữ về rừng, không ai dám đi rừng đi nữa, ông Bảy Túc cũng
phải mạo hiểm (7) đi tìm bát cơm, manh áo cho gia đình trong chốn rừng thiêng ấy. Người
ta bảo “sanh nghề thì tử nghiệp” (8), sống nhờ rừng thì thế nào cũng chết vì rừng, nhưng
ông Bảy vẫn không muốn bỏ cái nghề làm ăn quen thuộc của mình và càng yêu nghề, yêu
8
rừng tha thiết. Người con trai của ông tên là anh Mạnh, một thanh niên hai mươi tuổi, to
khoẻ và nhanh nhẹn. Anh đã hỏi vợ đôi ba nơi rồi mà không được, chỉ vì cái nghề làm ăn
rất nguy hiểm của anh. Cha mẹ cô Thoan, người yêu của Mạnh không ngần ngại gì mà nói
với con gái của mình rằng: “Mày muốn lấy thằng Mạnh làm chồng thì nên để tang nó
trước vì nó là miếng mồi ngon của mãng xà đó”. Thoan khuyên Mạnh đi làm nghề khác
để được cưới nhau, nhưng Mạnh không nỡ bỏ cha đi rừng một mình, rốt cuộc hai người
vẫn không thành vợ chồng được.
Một hôm hai cha con Bảy Túc vào rừng bỗng gặp một con voi bị mãng xà quấn.
Đầu con mãng xà bám chặt trên một cây cổ thụ (9) rất cao. Nó chỉ dùng khúc đ uôi quấn hai
vòng quanh thân con voi to tướng. Sức voi có thể bứt đứt mãng xà ra làm đôi và giày xác
nó. Nhưng không hiểu tại sao voi lai nhắm nghiền mắt lại mà đứng yên như chết. Nhìn kỹ
ông Bảy Túc mới thấy rằng chót đuôi của mãng xà đang ngoáy vào rốn v oi làm cho voi
nhột quá chịu không nổi, đành chết đứng như vậy. Ông Bảy nghĩ thầm: “to, béo không
phải là mạnh, một chỗ yếu bị chọc có thể làm cho toàn sức lực to mấy cũng trở thành vô
dụng”. Nghĩ vậy ông nói với con rằng: “Chúng mình phải cứu “ngài” (tức voi con), nếu
không “ngài” sẽ bị mãng xà nuốt mất”. Anh Mạnh lo sợ khuyên cha: “Nhưng nếu mãng
xà trả thù thì cha con ta cự đương (10) sao nổi? Chi bằng…”
- Không được, làm người không thể sợ chết mà làm ngơ trước sự bất công. Voi chỉ
ăn cỏ, không làm hại ai, ta cứu voi, giết mãng xà là phải. Con cứ đứng đây, thủ thế sẵn
sàng. Cha vào đánh trước, chừng nào cha mệt thì con vào thay.
Anh Mạnh chưa kịp nói gì thì Bảy Túc đã xông đến gần con voi rồi. Ông dùng lưỡi
(11)
rựa bén chém một phát thật mạnh lên lưng mã ng xà. Con mãng xà bị đứt đuôi ngay,
đầu nó buông ngọn cây, cả thân nó rơi xuống đất như một cây to vừa bị đốn. Thấy Bảy
Túc múa rựa xông đến, nó hốt hoảng chạy trốn. Con voi cũng giật mình bỏ chạy để lại
một khúc đuôi mãng xà dài đến ba bốn sải tay.
Cha con ông Bảy ra sức kéo đuôi mãng xà về làng. Đồng bào rủ nhau đến xem. Ai
cũng sợ và lo ngại cho gia đình ông. Người ta bảo: “Đập rắn thì phải đập nát đầu, nếu
không rắn sẽ trả thù nay mai”. Thấy mình đánh được mãng xà một trận, ông Bảy Túc
cũng bớt sợ mãng xà rồi. Hôm sau hai cha con lại vào rừng kéo gỗ, kéo tre như thường
ngày. Không ngờ vừa đến nơi thì thấy gỗ, tre của ông đã được voi kéo giùm ra bờ sông
hết. Ngoài ra, có một số gỗ, tre tốt khác cũng đã được voi nhổ cả gốc kéo ra tận bờ sông
chất đống cho ông. Thực ra, lúc đánh mãng xà để cứu voi, cha con ông Bảy không nghĩ
đến việc sẽ được voi đền ơn đáp nghĩa như vậy.
Voi biết trả ơn thì mãng xà cũng biết trả thù, ông Bảy và anh Mạnh đều liên tưởng
như vậy, nên mỗi khi vào rừng lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó.
Ngoài những dụng cụ thợ rừng như búa, rìu, cưa, rựa hai người con luôn mang
theo những vũ khí để đánh mãng xà như roi cau rừng, độc ngạnh (12) có hai đầu, đầu nào
cũng có lưỡi ba chia, cán độc dài đến ba thước. Anh đề phòng trường hợp bị mãng xà
quấn thì dùng cây độc ấy mà chống hai đầu để thoát.
Quả nhiên, một hôm hai cha con ông Bảy Túc vừa vào đến bìa rừng thì gặp mãng
xà đón đường. Hai người nhận ra ngay con mãng xà bị đánh trước đây, vì nó cụt đuôi và
cũng to bằng chiếc cối xay vậy. Vừa thấy hai người thì nó há mồm nom như một cái miếu
9
mở và uốn mình, cất cao đầu lên gầm thét, định phóng tới vồ mồi. Ông Bảy vội bảo con
núp sau một cây to thủ thế(13) chờ, còn ông xách rựa bén xông tới giao chiến (14) trước.
Đánh chưa được một hiệp thì bỗ ng nhiên ông Bảy bị mãng xà táp nuốt sống luôn cả cái
rựa vào bụng nó. Nuốt người cha xong, con mãng xà hung hãn tiến về phía gốc cây định
nuốt quách người con. Nó vẫn há mồm to bằng cái cửa miếu và cặp mắt đỏ như hai ngọn
đèn. Anh Mạnh sợ quá toan vứt cả độc hai đầu mà chạy. Bỗng anh nghe như có tiếng của
lương tâm anh thét lớn: “Đồ hèn nhát, con thú còn biết trả thù. Mi không dám liều chết trả
thù cho cha mi sao?”. Lòng thương cha và căm thù mãng xà bỗng bừng bừng nổi dậy, anh
liền bước ra trước gốc cây, cầm độc ngạnh sẵn sàng nghênh chiến (15). Con mãng xà mừng
rỡ, uốn mình phóng tới như trời sập bên cạnh anh, anh liền múa độc đánh, đầu mãng xà
cứng như đá, lưỡi độc của anh chỉ chạm vào chớp lửa rồi dội trở ra chứ không ăn thua gì.
Rút được bài học kinh nghiệm đau đớn của cha, anh đã tránh được mấy cái táp rất nguy
hiểm của con mãng xà. Nhưng sức mãng xà to lắm, anh chỉ vì căm thù nó mà phải đánh,
chớ hy vọng thắng được nó cũng rất mong manh. Không ngờ cuộc chiến đấu thực tế ấy đã
giúp anh một sáng kiến rấ t quyết định: Anh liền thay đổi cách đánh. Thừa lúc mãng xà há
mồm định táp anh một lần nữa anh bèn nhanh chân nhảy phóc trong mồm nó. Mãng xà
tưởng ngon ăn vừa khép mồm lại để nuốt thì cây độc ngạnh hai đầu của anh đã khoá chặt
hai hàm của nó, nó không th ể nào ngậm lại được. Bị thương giữa họng, mãng xà đau đớn
vùng vẫy như điên làm nát hàng chục mẫu (16) rừng. Anh mạnh chạy thẳng vào bụng nó để
tìm cha. Ông Bảy được anh cứu tỉnh lại ngay, rồi hai cha con cùng nhau dùng rựa, dao
găm tha hồ đánh phá ngay tro ng lòng mãng xà. Tim, gan, phổi của nó đề u bị bầm nát mà
mãng xà vẫn còn vùng vẫy được. Nó cố bò ra sông để trầm mình xuống nước. Nhờ có
đồng bào cả làng Mỹ Lộc xúm nhau đón đánh tiếp, mãng xà chịu chết ở bờ sông. Hai cha
con ông Bảy Túc từ trong bụng mãng xà bước ra, được đồng bào hoan nghênh nhiệt liệt.
Sau trận ấy, các con mãng xà khác đều phải bỏ vùng này mà đi mất hết, đồng bào
ra rừng làm ăn thong thả như đi dạo vườn hoa. Lần đầu tiên đồng bào Đồng Nai được ăn
thịt mãng xà trong tiệc cưới của Thoan và Mạnh. Ai cũng khen gan mãng xà rất ngon và
không còn sợ mãng xà nữa.
(Trích Huỳnh Văn Nghệ - Tác giả và tác phẩm, tập 2, Bùi Quang Huy tuyển chọn
và giới thiệu, NXB Đồng Nai, 2008)
Chú thích
* Tác giả Huỳnh Văn Nghệ: sinh ngày 02/02/1914 tại làng Tân T ịch (xã Tân Uyên,
tỉnh Biên Hoà; nay thuộc xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương ). Ông xuất
thân trong làng quê “nghèo sản vật mà giàu truyền thống cách mạng”. Được “gieo trồng”
trong một nền giáo dục gia đình nền nếp, nhân nghĩa, Huỳnh Văn Nghệ là hình ảnh kết
tinh truyền thống của quê hương, nghĩa khí của cha, đức bao dung của mẹ, bản lĩnh của
các anh chị em, sự hồn nhiên của bạn bè và thiên tư của chính mình. Ông theo học sơ học
ở trường quận, học tiếp trường nội trú ở trường Petrus Ký Sài Gòn , ra làm công chức hoả
xa. Ông tham gia cách mạng rất sớm, có nhiều đóng góp trong binh nghiệp và văn nghiệp
của Đồng Nai. Ông mất năm 1977 tại thành phố Hồ Chí Minh, an táng tại quê nhà. Ông
được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 20 07, truy tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2009.
10
* Văn bản Trận mãng xà trên đây in theo Bản chép tay của tác giả. Ở ngoài bìa
của Bản chép tay này có ghi: “Chuyện đời xưa/Ngọc Ngộ kể/Huỳnh Văn Nghệ ghi”.
(1) Mãng xà vương : vua của loài rắn.
(2) Cối xay lúa : cối dùng để xay, gồm hai thớt tròn, thớt dưới cố định, thớt trên
quay được chung quanh một trục.
(3) Thợ săn : người làm nghề săn bắt thú rừng và chim.
(4) Thợ rừng : người làm nghề khai thác tài nguyên, sản vật của rừn g.
(5) Miếu thờ : nơi thờ thần thánh (hoặc những nhân vật được nhân dân tôn thờ).
(6) Tinh thông võ nghệ : hiểu biết tường tận, thấu đáo và sử dụng thành thạo các
môn võ để chiến đấu.
(7) Mạo hiểm : liều lĩnh làm một việc biết là có thể mang lại hậu qu ả rất tai hại.
(8) Sanh nghề thì tử nghiệp: Ý nói sống nhờ nghề nào thì chết vì nghề ấy.
(9) Cổ thụ : cây to sống đã lâu đời.
(10) Cự đương : chống lại bằng sức lực.
(11) Rựa: một loại dao to, sống dày, mũi bằng hoặc cong , dùng để chặt, chẻ.
(12) Độc n gạnh : một loại vũ khí cổ, hai đầu có chĩa ba nhọn.
(13) Thủ thế : Giữ mình ở thế thủ khi đánh võ.
(14) Giao chiến : đánh nhau giữa các lực lượng vũ trang hoặc các nước đối địch.
(15) Nghênh chiến : đón đánh mặt đối mặt.
(16) Mẫu : đơn vị cũ đo diện tích đất. Một mẫu bằng 3600 mét vuông (mẫu Bắc
Bộ) hay 4970 mét vuông (mẫu Trung Bộ)
2. TỔNG QUAN VỀ TỤC NGỮ, CA DAO Ở ĐỒNG NAI
Kho tàng tục ngữ, ca dao Đồng Nai khá phong phú. Nó đúc kết kinh nghiệm về đời
sống sản xuất, sinh hoạt xã hội của người Đồng Na i. Đó còn là lời ca đọng lại từ những
khúc hát trữ tình của người Đồng Nai.
1. Tục ngữ
Người Việt ở Biên Hoà - Đồng Nai kế tục vốn tri thức và tiếng nói của cha ông từ
các vùng miền khác nhau trên đất nước cho nên trong kho tàng tục ngữ phương ngôn về
kinh nghiệm sản suất, qui tắc ứng xử cơ bản là ít có điều khác lạ so với đàng ngoài. Tuy
vậy, cũng có những câu tục ngữ ghi lại kinh nghiệm sống được hình thành từ cuộc sống
sản xuất, ứng xử của người Việt ở vùng đất Đồng Nai.
Đó là kinh nghiệm dự báo thời tiết mang nét riêng của địa hình Đồng Nai:
- Tháng giêng nắng dai, tháng hai giông tố
Tháng ba nồm (1) sợ, tháng tư nồm non.
- Đười ươi cười thì nắng, cỏ gà trắng thì mưa.
11
Tục ngữ của người Việt ở Đồng Nai đúc kết những kinh nghiệm trong việc chọn
giống nuôi trồng phù hợp với thổ nhưỡng Đồng Nai:
- Được mùa xoài, toi (2) mùa lúa.
- Được mùa cau đau mùa lúa, được mùa lúa úa mùa cau.
Hoặc quảng bá kinh nghiệm thưởng thức sản vật địa phương:
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai.
- Trầu bai Bến Cá, thuốc lá Tân Huê (3).
- Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước
- Dưa đàng đít, mít đàng đầu.
Ghi nhận kinh nghiệm ứng xử xã hội hình thành trong tập quán cộng đồng :
- Họ hàng thì xa, sui gia (4) thì gần.
- Đất mình thì đội dù (5) qua,
Sang đất người ta thì hạ dù xuống
TỤC NGỮ VỀ ĐỜI SỐNG SẢN XUẤT, SINH HOẠT XÃ HỘI
1/ “Tháng giêng nắng dai (1), tháng hai giông tố
Tháng ba nồm (2) sợ, tháng tư nồm non”.
2/ “Được mùa xoài, toi (3) mùa lúa”.
3/ “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang (4)”.
4/ “Dưa đàng đít, mít đàng đầu”.
5/ “Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”.
6/ “Họ hàng thì xa, sui gia (5) thì gần”.
7/ “Đất mình thì đội dù qua
Sang đất người ta thì hạ dù xuống”.
tối.
Chú thích:
(1) Nắng dai: tháng giêng ở Nam bộ là tháng nắng, nắng từ ban mai cho đến chiều
(2) Nồm: gió nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Viêt
Nam từ tháng 4 đến tháng 10.
(3) Toi: chết; ở đây hiểu là thất bại, năng suất lúa thấp.
(4) Nai, Rịa: tỉnh lược Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Rí, Rang: tỉnh lược Phan Rí, Phan Rang.
(5) Sui gia: chỉ quan hệ của bố mẹ 02 bên giữa nhà trai (phía chú rễ) và nhà gái
(phía cô dâu). Có nơi hiểu rộng hơn là quan hệ của 02 gia đình.
12
Hình thức của tục ngữ:
Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi tai, hợp lý, sau dần mới trở thành
những câu đối có vần vè, gọn gàng h ơn. Tục ngữ Đồng Nai phần lớn đều có vần vè, hay
có đối.
- Họ hàng thì xa, sui gia thì gần.
- Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước
Vần gieo phong phú, có khi vần liền, có khi vần cách (cách hai chữ, ba chữ) thậm
chí vần gieo theo thể lục bát.
“ Đất mình thì đội dù qua,
Sang đất người ta thì hạ dù xuống”
Tục ngữ Biên Hoà - Đồng Nai hiện chưa được ghi chép đầy đủ, nhưng có bao
nhiêu mặt sinh hoạt của con người là có bấy nhiêu lĩnh vực đời sống đã đi vào phương
ngôn, tục ngữ, góp phần làm giàu thê m vốn sống, vốn tiếng Việt ở địa phương.
+ Tục ngữ về đời sống sản xuất và sinh hoạt
1/ “Tháng giêng nắng dai (1), tháng hai giông tố
Tháng ba nồm (2) sợ, tháng tư nồm non”.
2/ “Được mùa xoài, toi (3) mùa lúa”.
3/ “Cơm Nai Rịa, cá Rí Rang (4)”.
4/ “Dưa đàng đít, mít đàng đầu”.
5/ “Ăn chuối đàng sau, ăn cau đàng trước”.
6/ “Họ hàng thì xa, sui gia (5) thì gần”.
7/ “Đất mình thì đội dù qua
Sang đất người ta thì hạ dù xuống”.
Chú thích:
(1) Nắng dai: tháng giêng ở Nam bộ là tháng nắng, nắng từ ba n mai cho đến chiều tối.
(2) Nồm: gió nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Viêt Nam từ
tháng 4 đến tháng 10.
(3) Toi: chết; ở đây hiểu là thất bại, năng suất lúa thấp.
(4) Nai, Rịa: tỉnh lược Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Rí, Rang: tỉnh lược Phan Rí, Phan Rang.
(5) Sui gia: chỉ quan hệ của bố mẹ 02 bên giữa nhà trai (phía chú rễ) và nhà gái (phía cô
dâu). Có nơi hiểu rộng hơn là quan hệ của 02 gia đình.
2. CA DAO
Ca dao dân ca Đồng Nai khá phong phú, nó phản ánh đời sống sinh hoạt xã hội, tâm
tư tình cảm con người Đồng Nai trong quá trình mở đất lập nghiệp và đấu tranh bảo vệ
quê hương xứ sở.
13
Phong phú nhất là mảng ca dao trữ tình mang theo trong hành trang người Việt đến
xứ Biên Hoà - Đồng Nai. Nhiều câu hát gốc Bắc bộ, Trung bộ được biến thể đôi chút trở
thành tài sản gắn với địa phương. Cách diễn đạt “chiều chiều quạ nói với diều …” đến với
Đồng Nai:
“ Bao phen quạ nói với diều
Ngã ba rạch cát (6) có nhiều cá tôm”
+ Ca dao và lời mời gọi, quảng bá hướng về Đồng Nai.
Nói đến ca dao Đồng Nai thì phổ biến nhất là mảng ca dao mời gọi, quảng bá. Đây
là những bài có sức sống bền bỉ và được lưu truyền ở nhiều vùng miền khác nhau. Có thể
ban đầu là “tiếng lành đồn xa” về vùng “đất lành”, màu mở, trù phú với nhiều gạo trắng,
nước trong hấp dẫn người khai hoang, nhưng sau này là lời mời gọi hướng vào nội dung
quảng bá thiên nhiên sản vật địa phương.
- “Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”.
- “Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trãi Đồng Nai cũng từng”.
- “Đồng Nai gạ o trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về”.
- “Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành”.
- “Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vô”
- “ Đồng Nai gạo trắng như cò
Trốn cha, trốn mẹ xuống đò theo anh”
+ Ca dao và đời sống tư tưởng, tình cảm của người Đồng Nai
- Phản ánh đời sống, sinh hoạt xã hội của người Đồng Nai . Trong những ngày đầu
đặt chân đến Đồng Nai khai khẩn, người Việt đã ghi lại những cảm xúc bỡ ngỡ lạ lùng
trước cảnh vật hoang sơ của vùng đất mới
- “Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”.
- “Đi ra sợ đỉa cắn chưn(7)
Xuống sông sấu ních (8) lên rừng cọp tha …”.
Qua lao động người Đồng Nai chinh phục thiên nhiên làm chủ vùng đất mới, họ tự
hào về thành quả lao động, tự hào về quê hương. Mảng ca dao ca ngợi sản vật đia phương
Đồng Nai xuất hiện nhiều nhất, nó không chỉ thể hiện niềm vui trong lao động mà còn
quảng bá sản vật địa phương. Đó là những sản vật gắn liền với thương hiệu địa phương :
- “Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân
Cá buôi, sò huyết Phước An
14
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Tam An”(9)
- “Biên Hoà có bưởi Thanh Trà
Thủ Đức: nem nướng, Điện Bà: Tây Ninh”.
Họ quảng bá cho chất lượng sản phẩm “Biên Hoà bưởi chẳng đắng the …” Ngay cả
trong những bài ca dao có nội dung thể hiện tâm tư tình cảm, người bình dân cũng gắn
liền với cây trái Đồng Nai:
- “Thân em như bưởi trắng ròng
Mùi thơm nực mũi mà lòng sạch trong”
- “Con khôn cha mẹ nào ngăn
Tỉ như trái bưởi ai lăn nó tròn”.
- “Có anh thi rớt trở về
Bà con đón hỏi nhiều bề khó khăn
Bưởi kia anh chẳng buồn ăn
Sầu riêng, Tố nữ anh quăng đầy đường”.
Công việc sản xuất, bán buôn ở Đồng Nai cũng được phản ánh trong ca dao với cảnh
chợ Trấn Biên buôn bán tấp nập:
- “Đố ai con rết mấy chân
Cầu ô mấy nh ịp, chơ Dinh mấy người
Mấy người bán áo con trai
Chơ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim”.
Cảnh buôn bán nhỏ, lẽ xuất hiện với hình ảnh cô bán thuốc, cô bán bưởi trong lời
trêu ghẹo:
‘Trời mưa xăn ống cao quần,
Hỡi cô bán thuốc nhà gần hay xa”.
Hay là cảnh tập sự đi buôn qua lời ru em:
- “Đi buôn biết lỗ biết lời
Đi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng”.
Và đây là hình ảnh cô gái đan đệm:
- “Ngó lên trên xóm đầu cầu
Có cô đươn đệm trên đầu dắt ghim”.
+ Ca dao ghi lại tâm tư tình cảm con người Đồng Nai
Ca dao Đồng Nai ít xuất hiện những bài than thân về tình duyên trắc trở so với ca
dao vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ; nhưng trong mảng ca dao than thân ta lại
thấy xuất hiện những lời than thân của người “xa xứ lạc loài tới đây”, của người thợ
nghèo, phu đồn điền, người lính, những người buôn thúng bán bưng …
Qua câu hát, lối ứng xử trong cuộc sống, tính cách của người Đồng Nai bộc lộ rõ
nét; đó là sự nóng nảy, bộc trực, cũng có khi là những nét cởi mở, bạo dạn, mở lòng của
15
người phụ nữ hoặc những lời vui vẽ , tinh nghịch mang phong cách Nam bộ cũng được
thể hiện rất rõ:
“Câu hò tôi đựng một lu
Lum khum nó rớt chổng khu mò hoài”
- Ca dao Đồng Nai phản ánh quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ quê hương
xứ sở:
Khu Đ đi dễ khó về
Lính đi bỏ mạng, quan về mất lon”
Ca dao Đồng Nai phản ánh đời sống tâm hồn, tính cách của người Biên Hoà, Đồng
Nai, từ lâu nó trở thành đời sống tinh thần của người Biên Hoà - Đồng Nai.
+ Về nghệ thuật:
Điểm phổ biến thường xuất hiện trong các bài ca dao Đồng Nai, đó là mô tip chung
về mời gọi, quảng bá về vùng đất Đồng Nai. Lời mời gọi trãi dài ở nhiều giai đoạn khác
nhau, với nhiều mục đích khác nhau: như mời gọi, rủ rê, thông tin, quảng bá sản vật,
quảng bá công trình văn hoá.
- “Đến đây xứ sở lạ lùng
Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”.
- “Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về”.
- “Ai ơi về Đại phố Châu
Thăm núi Châu Thới, qua cầu Đồng Nai”.
Trong cách nói, cách so sánh thường dùng các sản vật địa phương để liên hệ:
“Thiếp như cam, quít, bưởi, bòng
Đắng the ngoài vỏ mà lòng ngọt thanh.
Sầu riêng, măng cụt, bưởi thanh
Xoài ngon, mít ngọt, cam chanh đầy vườn.”
Hoặc mượn các sản vật địa phương để ngụ ý bằng phương thức ẩn dụ:
“Bông lài, bông lý, bông ngâu
Không bằng bông bưởi thơm lâu dịu dàng”.
Có khi than thân trách phận cũng mượn hình ảnh các sản vật địa phương:
“Xay lúa giã gạo Đồng Nai
Gạo trắng về ngài, tấm cám về tôi”.
Phong cách ngôn ngữ Đồng Nai nói riêng, nam bộ nói chung mạnh mẽ, xông xáo,
bộc trực, đầy sức sống:
- “Anh về sao đặng mà về
Miếu kia chưa dựng, lời thề còn đây”
16
Chú thích:
(1) Nồm: chỉ gió nồm mang đặc tính gió mát và ẩm ướt thổi từ Đông - Nam tới Viêt
Nam từ tháng 4 đến tháng 10.
(2) Toi: chết; ở đây hiểu là thất bại, năng suất lúa thấp.
(3) Cần Đước thuộc tỉnh Long An ngà y nay - Bến Cá, Tân Huê thuộc Đồng Nai
xưa.
(4) Sui gia (thông gia): Hai nhà có con kết hôn với nhau.
(5) Dù: Đồ dùng cầm tay để che mưa nắng, giống như cái ô nhưng có màu sắc và
nông lòng hơn.
(6) Ngã ba rạch cát: đoạn sông Đồng Nai nơi tiếp giáp giữa tr ung tâm Biên Hoà với
Cù lao phố.
(7) Chưn : chân
(8) Ních : 1.Nhét cho đầy, cho chặt. 2. ăn cho thật nhiều : Ních cơm đầy dạ dày.
Ních ở đây gần nghĩa với ăn, nuốt.
(9) Phú Hội, Mạch Bà, An Lợi, Long Tân, Phước An, Phước Khánh, Tam An : những
địa danh của h uyện Long Thành - Đồng Nai xưa.
CA DAO VẾ THIÊN NHIÊN, XỨ SỞ ĐỒNG NAI
Bao phen quạ nói với diều
Ngã ba Rạch Cát (1) có nhiều cá tôm.
2.
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
3.
Đồng Nai xứ sở lạ lùng
Dưới sông sấu lội, trên giồng cọp um (2).
4.
Ăn bưởi thì hãy đến đây
Đến mùa bưởi chín vàng cây trĩu cành
Ngon thơm mít mật, cam sành
Biên Hoà có bưởi trứ danh tiếng đồn.
5.
Trà Phú Hội, nước Mạch Bà
Sầu riêng An Lợi, chuối già Long Tân.
Cá bui, sò huyết Phước An
Gạo thơm Phước Khánh, tôm càng Rạch Nhum (3).
6.
Ai ơi về Đại phố Châu (4)
Thăm núi Châu Thới (5), qua cầu Đồng Nai.
1.
17
Chú thích:
(1) Ngã ba Rạch Cát: địa danh trên Sông Đồng Nai, phía bắc Cù lao Phố (Hiệp Hoà).
(2) Giồng : mô đất cao; um: kêu, la nhiều, inh ỏi.
(3) Các địa danh Phú Hội, Mạch Bà, An Lợi, Long Tân, Phước An, Phước Khánh, Rạch
Nhum thuộc huyện Long Thành xưa (nay là Nhơn Trạch)
(4) Đại phố Châu: nay là xã Hiệp Hoà, thành phố Biên Hoà.
(5) Núi Châu Thới: nay thuộc địa phận tỉnh Bình Dương (nằm ở cửa ngõ phía Nam của
thành phố Biên Hoà).
CA DAO VỀ SINH HOẠT XÃ HỘI Ở ĐỒNG NAI
1.
2.
3.
4.
5.
“Xay lúa giã gạo Đồng Nai
Gạo trắng về ngài tấm cám về tôi”.
“Cao su khổ lắm ai ơi
Dân phu (1) thí xác cả ngày ngoài lô
Còng lưng cạo mũ cơ hồ
Tấm thân trâu ngựa, tội tù khổ sai (2)”.
“Bán buôn thúng lủng, tràng hư
Mãn mùa tính lại chẳng dư đồng nào”.
“Đố ai con rết mấy chân
Cầu ô mấy nhịp, chơ Dinh mấy người (3)
Mấy người bán áo con trai
Chợ trong bán chỉ, chợ ngoài bán kim”.
“Chiều chiều vịt lội cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô r ừng
Vô rừng bứt một sợi mây,
Đem về thắt gióng cho mày đi buôn
Đi buôn đi bán không lỗ thì lời
Đi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng” (4).
Chú thích:
(1) Phu: chỉ người lao động nặng, vất vả trong các c ông trường, đồn điền, hầm mỏ
dưới thời thuộc Pháp.
(2) Khổ sai: Công việc cực nhọc quá sức mà các phạm nhân trong chế độ thuộc địa
phải làm.
(3) Chợ Dinh: Chợ đặt nơi trung tâm tỉnh, dinh trấn. Theo Lương Văn Lựu (Biên
Hùng sử lược toàn biên, quyển 2, tra ng 92) thì “câu hát trên là do danh từ Trấn Biên - xưa
gọi là chợ Bàng Lân hay chợ Lộc Dã”. Ở đây hiểu là Chợ Dinh Trấn Biên).
18
(4) Có dị bản :
Đọc thêm:
“Chiều chiều vịt lội cò bay
Ông voi bẻ mía chạy ngay vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt gióng cho nàng đi buôn
Đi buôn biết lỗ biết lời
Đi ra cho thấy mặt trời mặt trăng”
“ Thế gian còn dại chưa khôn
Sống mặc áo rách, chết chôn áo lành”.
“Con khôn cha mẹ nào ngăn
Tỉ như trái bưởi ai lăn nó tròn”
Dang tay đánh thiếp sao đành
Tấm rách ai vá, tấm làn h ai may?
Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ thi trường đời.
Đường về Đất Đỏ miền Đông,
Cao su bao lá hận lòng bấy nhiêu.
Kiếp phu đổ lắm máu đào,
Máu loang mặt đất, máu trào mủ cây
Trần Gian địa ngục là đây,
Đồn điền Đất Đỏ nơi tây giết người.
+ Bài ca dao: RỒNG CHẦU NGOÀI HUẾ, NGỰA TẾ ĐỒNG NAI
Rồng chầu ngoài Huế,
Ngựa tế(1) Đồng Nai.
Nước sông trong đổ lộn sông ngoài,
Thương người xa xứ (2) lạc loài tới đây.
Tới đây thì ở lại đây,
Bao giờ bén rễ xanh cây mới về.
19
Chú thích
(1) Ngựa tế : ngựa chạy mau (theo dân gian ngựa chạy có ba tốc độ: nước kiệu,
nước tế, nước phi) nhưng chưa thật nhanh như phi.
(2) Người xa xứ : người ở xa đến nên gọi là xa xứ, rời xứ mà đến đây.
3. VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ .
Giới thiệu chung :
Là một trong các tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số (1) khác nhau cùng chung sống từ
lâu, do nhiều biến thiên (2) của lịch sử, hiện nay Đồng Nai có 34 dân tộc thiểu số. Trong
đó, có các dân tộc bản địa (3) là Châu Mạ(4), Châu Ro(5), Stiêng(6).
Kho tàng văn học dân gian các dân tộc thiểu số Đồng Nai khá phong phú, bao gồm
truyện kể, ca dao, dân ca, tục ngữ. Nó lưu giữ ký ức lịch sử, giãi bày tình cảm, đúc kết
kinh nghiệm về đời sống sản xuất, sinh hoạt xã hội của các dân tộc thiểu số Đồng Nai.
Một số thể loại :
Truyện kể dân gian:
Ở đồng bào các dân tộc thiểu số, truyện kể là tài sản tinh thần quan trọng; đó là
"lịch sử", là luật tục (7), là hình mẫu nếp sống cổ truyền của cha ông, đồng thời cũng là
cách để thư giãn tinh thần.
Truyện kể của người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng thường tự sự dưới hình thức văn
vần; già làng (8) thường kể truyện trong không khí sinh hoạt cộng đồng ở nhà dài (9), ở các
lễ hội gia đình hoặc cộng đồng; giọng kể có vần có điệu, cách gieo vần tự do, vần lưng,
vần liền, vần cuối nối các câu ngắn dài tạo thành chuỗi âm thanh giàu tính nhạc, nghe như
hát. Các hình tượng trong truyện cụ thể, sinh động, thể hiện lối suy nghĩ trực quan, tự
nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Thần thoại, truyền thuyết :
Người Châu Mạ, Châu Ro, Stiêng sùng bái nhiều thần linh, trình độ sản xuất thấp
nên còn lưu truyền mảng thần thoại, truyền thuyết giải thích các hiện tượng tự nhiên và sự
hình thành cộng đồng dân tộc với cách hiểu hồn nhiên của con người ở buổi sơ khai.
Người Mạ còn thần thoại giải thích về nguồn gốc các thần linh và truyền thuyết về gia
hệ(10) của tổ tiên. Ví dụ, một cách giải thích nguồn gốc của người Châu Mạ ở vùng thượng
nguồn sông Đồng Nai:
Khổng lồ Iut phân cách trời và đất
Khổng lồ Put chống trời bằng một thân cây.
Khổng lồ Trôô ngăn nước bằng tảng đá lớn.
K'Daa, Blac và Bliơr rèn mặt trời.
............
Với nước cá sinh sôi nảy nở,
Thác và sông, anh trai và em gái ăn ở với nhau.
20