Xây dựng chiến lược cho công ty vietravel

  • doc
  • 25 trang
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CÔNG TY VIETRAVEL GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
I.
Giới thiệu về Vietravel:
1. Giới thiệu chung:
Vietravel là công ty du lịch hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với mức doanh thu đạt
4.055.996 triệu đồng và 556.663 lượt khách năm 2015, Vietravel đã tiếp tục khẳng định
được vị trí số 1 của mình về chất lượng dịch vụ, sản phẩm phong phú đa dạng, chính
sách chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo và không ngừng cải tiến, nâng cao ứng dụng
công nghệ, tiện ích nhằm đáp ứng kịp thời, nhanh chóng mọi nhu cầu của khách hàng
mọi lúc, mọi nơi.
Năm 2016, dù nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc nhưng thách thức với ngành
du lịch vẫn rất lớn. Tuy nhiên, vượt lên những khó khăn đó, Vietravel vẫn hoàn thành
vượt mức kế hoạch đề ra, xứng đáng với vị thế công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam nói
riêng và châu Á nói chung. Hiện tại, Vietravel sở hữu trên 40 văn phòng, chi nhánh trên
toàn quốc và các văn phòng đại diện tại Campuchia, Thái Lan, Hoa Kỳ...
2. Quá trình hình thành và phát triển thương hiệu Vietravel:
Công ty Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải (Vietravel) ra
đời ngày 20 tháng 12 năm 1995. Sau đó Công ty đã mở chi nhánh Vietravel tại các tỉnh
và các thành phố lớn trên khắp cả nước. Công ty đã tham gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam
(VITA), Hiệp hội Du lịch Mỹ (USTOA, ASTA), Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình
Dương (PATA), … Kể từ ngày thành lập Công ty đã nỗ lực hết mình để phát triển cũng
như khẳng định vị trí du lịch hàng đầu Việt Nam.
Công ty đã vinh dự đón nhận hàng loạt các danh hiệu cao quý do Chính phủ, nhà
nước trao tặng như Huân chương lao động hạng nhất, Cờ thi đua chính phủ, ... Công ty
đã khẳng định uy tín thương hiệu của mình khi nhận được các danh hiệu của các ngành,
cơ quan truyền thông báo chí trong và ngoài nước như: "Một trong 500 thương hiệu nổi
tiếng nhất Việt Nam" - VCCI, Vietnam Economics Times, Top Trade service, Tổng cục
Du lịch Thái Lan, Malaysia …Năm 2007, công ty đã đi tiên phong, triển khai mạng bán
tour trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam - website: www.travel.com.vn. Website này đã đạt
danh hiệu "Web vàng Việt Nam" năm 2009 do báo Người Lao động bình chọn.
Hiện nay, công ty vẫn giữ vững được giải thưởng: Doanh nghiệp có website du lịch hấp
dẫn và hiệu quả nhất (Giải thưởng duy nhất được trao cho Công ty Vietravel). Công ty
cũng đã giành được hàng loạt các giải thưởng quốc tế như: Danh hiệu “Outbound Travel
Operator of the Year” của giải thưởng “Tourism Alliance Awards” – Hiệp hội du lịch
của các nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar trao tặng. Giải thưởng “The

Friends of Thailand” của Tổng cục du lịch Thái Lan. Công ty cũng vừa được nhận giải
thưởng TTG Travel Awards lần thứ 5. Đây là thương hiệu lữ hành duy nhất của Việt
Nam được vinh danh. Ra đời từ năm 1989, TTG Travel Awards được đánh giá là một
trong những giải thưởng uy tín hàng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Giải
thưởng do báo TTG Asia - tờ báo thương mại, lữ hành hàng đầu về kinh doanh, lữ hành,
khách sạn, hãng hàng không khu vực châu Á - Thái Bình Dương khởi xướng. Vietravel
trở thành công ty du lịch duy nhất của Việt Nam nhận giải thưởng “Best Travel Agency Vietnam” - Công ty du lịch tốt nhất Việt Nam.
II. Phân tích tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của Vietravel:
1. Tầm nhìn
Trên cơ sở phát triển bền vững sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, Vietravel
hướng đến trở thành 1 trong 10 công ty lữ hành hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đến năm
2020. Vietravel phấn đấu đạt được 1.000.000 lượt khách và trở thành 1 trong 10 công ty
du lịch hàng đầu châu Á và trở thành Top Tập đoàn lữ hành hàng đầu khu vực Châu Á.
Đây là tầm nhìn chiến lược và đầy thử thách nhưng với một mục tiêu chung,
Vietravel đã và đang hiện thực hoá những mục tiêu chiến lược của mình.
2. Sứ mệnh
Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình - Đây là sứ mệnh
Vietravel nỗ lực mang lại cho du khách. Vietravel trở thành người bạn đồng hành cùng
du khách trong mọi hành trình du lịch và tạo ra những giá trị tốt đẹp. Tại Vietravel, du
lịch không những là hành trình khám phá mà còn là hành trình sẻ chia, thể hiện dấu ấn
khác biệt của Thương hiệu Vietravel từ 3 thuộc tính thương hiệu: Sự chuyên nghiệp,
mang lại cảm xúc thăng hoa cho khách hàng và những giá trị gia tăng hấp dẫn cho du
khách sau mỗi chuyến đi.
3. Mục tiêu chiến lược:
Tất cả các hoạt động của Vietravel đều nhằm mục tiêu trở thành đơn vị tiên phong
đưa du lịch Việt Nam vươn lên tầm khu vực và quốc tế. Tất cả các nhân viên Vietravel
đã xác định rõ ràng các phương ngôn cho mọi hoạt động của toàn công ty cũng như của
chính mình:
- Khách hàng là trung tâm: Vietravel luôn khẳng định khách hàng là trung tâm của
mọi hoạt động kinh doanh mà Vietravel hướng đến, vì khách hàng là người góp phần to
lớn xây dựng nên thương hiệu Vietravel.
- Chuyên nghiệp là thước đo: Khẳng định uy tín thương hiệu, với mục tiêu không
ngừng phát triển hoàn thiện để đạt đến những tầm cao mới trong định hướng chiến lược
vươn ra thế giới.

- Chất lượng là danh dự: Vietravel cam kết chất lượng dịch vụ cung cấp đến khách
hàng là tốt nhất, điều đó tạo nên sự khác biệt so với thị trường, Vietravel xem đó là trách
nhiệm, là danh dự của mỗi cán bộ - nhân viên.
III. Phân tích môi trường kinh doanh
1. Môi trường vĩ mô
Yếu tố chính trị: Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định
trong việc phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng, giải quyết việc làm
tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Môi trường
chính trị ổn định làm tăng sức hấp dẫn đối với thị trường khách du lịch quốc tế. Thêm
vào đó, các chính sách khuyến khích của Nhà Nước cũng có ý nghĩa rất tích cực đến hoạt
động của Vietravel.
- Chương trình kích cầu du lịch nội địa năm 2014 phát huy tác dụng, mang đến cho
thị trường lượng lớn sản phẩm và dịch vụ nội địa có giá tốt đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
- Chính sách cho nghỉ dài ngày trong các đợt Lễ, Tết của Chính phủ đã hỗ trợ hoạt
động kinh doanh lữ hành, khi nhu cầu vui chơi giải trí của người dân trong các đợt này
gia tăng đáng kể.
- Chính sách miễn thị thực cho 1 số thị trường khách cũng góp phần tích cực vào sự
phát triển du lịch trong nước trong thời gian tới khi xu thế hội nhập và di chuyển ngày
càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu.
- Tuy nhiên, chính sách hạn chế cán bộ công nhân viên đi du lịch nước ngoài của
nhà nước đã làm cho nhu cầu đi du lịch của các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như
các doanh nghiệp giảm nhiều.
Yếu tố kinh tế: Tình hình kinh tế trong nước mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn
có nhưng điểm sáng.
-

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: GDP giai đoạn 2006 – 2015 tăng đều qua các năm thể
hiện qua biểu đồ sau

- Tỉ lệ lạm phát: Theo Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội
khóa XIII, trong giai đoạn 2011 – 2015, lạm phát đã được kiểm soát, kinh tế vĩ mô
dần ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế về cơ bản được bảo đảm. Trong đó, tốc
độ tăng giá tiêu dùng đã giảm mạnh, từ 18,13% năm 2011 xuống còn khoảng 2% vào
năm 2015, thấp nhất trong 15 năm qua. Lạm phát thấp giúp chi tiêu của người dân
cho hoạt động du lịch cao hơn. Tuy nhiên, giá đầu vào của ngành có xu hướng tăng
chứ không giảm làm cho giá thành luôn có nguy cơ vượt lên làm cho việc chào bán
tour khó khăn hơn. Xu hướng tỷ lệ lãi của các đơn vị kinh doanh dịch vụ đặc biệt là
kinh doanh lữ hành giảm dần.
- Thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 của
Việt Nam là 45,72 triệu đồng, năm 2016 ước tính là 2.200 USD (xấp xỉ 50 triệu
đồng). Đời sống người dân được cải thiện và nâng cao. Vì thế nhu cầu của con người
cũng không ngừng tăng theo. Họ không chỉ cần đến nhu cầu vật chất mà còn tìm đến
với các hoạt động vui chơi, giải trí khác
- Việt Nam trở thành thành viên của AEC và TPP là thuận lợi lớn để các công
ty lữ hành nói chung và Vietravel nói riêng phát triển các loại hình du lịch, giao
thương về thương mại- dịch vụ, văn hóa giữa các nước và nguồn lao động chất lượng
cao.
- Đồng tiền Euro và Nhân dân tệ xuống giá là điều kiện thuận lợi để mua dịch
vụ tại các quốc gia sử dụng những đồng tiền này với mức giá thấp hơn.
- Tình hình kinh tế trong nước mặt dù có cải thiện nhưng vẫn rất nhiều doanh
nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc hạn chế ngân sách đi du lịch ảnh hưởng lớn đến
nguồn khách hàng truyền thống cũng như tiềm năng của Công ty.
Yếu tố khoa học công nghệ:
- Khoa học công nghệ phát triển hoàn toàn thay đổi bộ mặt của ngành du lịch. Các
phương tiện vận chuyển du lịch ngày càng đa dạng. Số lượng khách đi máy bay, tàu biển
hạng sang ngày càng tăng và trở nên phổ biến. Sự phát triển của các loại phương tiện vận
chuyển giúp cho việc đi lại của khách du lịch dễ dàng hơn và phù hợp với các nhu cầu
khác nhau của khách.
- Bên cạnh đó, sự phát triển của Internet làm cho hoạt động quảng cáo tiếp thị giúp
các công ty du lịch thay đổi, tiết kiệm hơn và hiệu quả hơn. Các công ty du lịch có thể
cập nhật những thông tin mới nhất về sản phẩm, dịch vụ một cách nhanh chóng và tới
đông đảo khách hàng. Cũng với sự phát triển của Internet, việc tìm kiếm thông tin về các
nhà các nhà cung cấp dịch vụ khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí hết sức dễ dàng.
Vì thế, xu hướng du lịch bụi, du lịch tự túc ngày càng tăng. Khách hàng cũng có thể dễ

dàng so sánh chương trình du lịch, giá cả giữa các doanh nghiệp để đưa ra lựa chọn mua
sản phẩm.
Yếu tố tự nhiên: Nằm ở khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra các hoạt động kinh
tế sôi động nói chung và du lịch nói riêng, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển du lịch. Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên lẫn nhân văn là điều
kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau.
-

Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được

xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh
-

Việt Nam có hệ thống hang động dày đặc. Hệ thống hang động ở Việt

Nam thường là các hang động nằm trong các vùng núi đá vôi có kiểu địa hình karst rất
phát triển. Ba di sản thiên nhiên thế giới của Việt Nam là vịnh Hạ Long, Vườn quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng và quần thể danh thắng Tràng An đều là những danh thắng có
những hang động nổi tiếng.
-

Việt Nam đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm

biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp.Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới
là vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang.
-

Tới năm 2015, có 8 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt

Nam bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An,Thành nhà Hồ, Hoàng thành Thăng
Long, Quần thể di tích Cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,
và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Các di sản thế giới hiện đều là những điểm du
lịch hấp dẫn.
Yếu tố toàn cầu:
-

Tình hình kinh tế chính trị xã hội trong và ngoài nước tác động mạnh đến hoạt

động kinh doanh lữ hành. Dịch bệnh, bất ổn chính trị tai nạn hàng không làm người
dân e ngại xuất cảnh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách quốc tế và khách
Việt đi du lịch nước ngoài. Năm 2015 là năm khá khó khăn cho thị trường du lịch
khi các bệnh truyền nhiễm làm du khách e ngại như Mers – CoV tại Hàn Quốc, bệnh
Ebola, cúm H3N2 tại Hồng Kông,.. Tâm lý hoang mang từ các vụ khủng bố hay tin
tức về các vụ máy bay rơi làm nhiều khách của Công ty hủy tour, hoãn đi du
lịch.Tổng cục Du lịch Trung Quốc vẫn chưa gỡ bỏ lệnh cấm quảng cáo tổ chức tour
đến Việt Nam tại một số thành phố lớn cho đến hết Quý II/2016.

-

Chính sách thắt chặt visa của một số điểm đến như Châu Âu, Hàn Quốc,

Hongkong… tiếp tục gây khó khăn cho các công ty lữ hành phát triển các tuyến thị
trường này.
2. Môi trường ngành

Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh hiện tại
Tốc độ tăng trưởng của ngành: Trong 10 năm qua số lượng khách quốc tế đến du

-

lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình 12%/năm (ngoại trừ năm 2009,
giảm -11,5% do suy thoái kinh tế thế giới). Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên
tục trong suốt giai đoạn này từ 16.100 lượt năm 2005, đến 2015 con số này đạt 57.000
lượt.Thị phần khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm cho thấy
sức hấp dẫn của du lịch Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Mức sống của người dân Việt
Nam cũng tăng lên, số lượng khách du lịch outbound ngày càng tăng:
Bảng 1: Lượng khách du lịch nội địa giai đoạn 2005 - 2015
Chỉ tiêu
Khách
nội địa
Tốc độ
tăng
trưởng

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

3477500

3583486

4229349

4235792

3747431

5049855

6014032

6847678

7572352

7874312

7943651

-

3,05

18,02

0,15

-11,5

34,

19,09

13,86

10,58

3,99

0,88

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (2015)

Bảng 2: Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015
Chỉ tiêu
Khách
quốc tế
Tốc độ
tăng
trưởng

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

16100

17500

19200

20500

25000

28000

30000

32500

35000

38500

57000

11,0

8,7

7,7

10,0

48,0

Hình 1: Bản đồ nhóm chiến lược trong ngành
9,7

6,8

22,0

12,0

7,1

8,3

Quy mô

Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (2015)
Đánh giá: Đây là mức tăng trưởng hấp dẫn thu hút các đối thủ tiềm năng và giữ chân các
đối thủ cạnh tranh trong ngành.
-

Lớn Ngành du lịch Việt Nam có cấu trúc ngành phân tán: số lượng
Cấu trúc ngành:
ĐTC

doanh nghiệp du lịch hoạt động rất lớn, tuy nhiênT không có doanh nghiệp nào đủ mạnh
giữ vị trí thống trị chi phối các doanh nghiệp khác. Với tốc độ phát triển của ngành du lịch
Việt Nam hiện nay có thể nói ngành du lịch là lĩnh vực đầu tư khá hấp dẫn nên dòng gia
Nhỏ
nhập cao. Mức giá sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp ngày càng trở nên cạnh tranh.
Thấấp

Cao

Khả năng cạnh tranh

Dựa trên 2 tiêu chí Qui mô và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,c ó thể xác
định đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vietravel là:
- Sai gontourist
- Ben Thanh tourist
- Fiditour
Cả 4 doanh nghiệp du lịch này đều là 4 doanh nghiệp hàng đầu ở Thành phố Hồ Chí
Minh với quy mô lớn và khả năng cạnh tranh cao.
Bảng 3: Ma trận cạnh tranh hình ảnh đốấi với sản phẩm du lịch Inbound

Tiêu chí

Mức
độ
quan
trọng

Đối thủ cạnh tranh

Công ty lữ
hành Vietravel

Saigontourist

Benthanhtourist

Hạng

Điểm

Hạng

TS

Hạng

TS

Hạng

TS

Fiditour

Chất lượng
dịch vụ

0.15

3

0.45

4

0,6

2

0.3

1

0.15

Mức độ đa
dạng của
sản phẩm

0.1

2

0,2

4

0.4

3

0.3

1

0.1

Chất lượng
nguồn nhân
lực

0.15

4

0.6

2

0,3

3

0.45

1

0.15

Giá

0.1

1

0.1

2

0.2

4

0.4

3

0.3

Chăm sóc
sau bán
hàng

0.1

2

0.2

3

0.3

1

0.1

4

0.4

Kênh phân
phối

0.15

3

0.45

4

0.6

2

0.3

1

0.15

Hiệu quả
quảng cáo

0.1

2

0.2

4

0.4

1

0.1

3

0.3

Hiểu biết
về thị
trường

0.15

3

0.45

4

0.6

2

0.3

1

0.15

Tổng

1.0

2.75

3.3

2.25

1.7

Bảng 4: Ma trận cạnh tranh hình ảnh đốấi với sản phẩm du lịch Outbound

Tiêu chí

Mức
độ
quan
trọng

Đối thủ cạnh tranh

Công ty lữ
hành Vietravel

Saigontourist

Benthanhtourist

Hạng

Điểm

Hạng

TS

Hạng

TS

Hạng

TS

Fiditour

Chất lượng
dịch vụ

0.15

3

0.45

4

0,6

2

0.3

1

0.15

Mức độ đa
dạng của
sản phẩm

0.1

2

0,2

4

0.4

3

0.3

1

0.1

Chất lượng
nguồn nhân
lực

0.15

4

0.6

2

0,3

3

0.45

1

0.15

Giá

0.1

1

0.1

2

0.2

4

0.4

3

0.3

Chăm sóc
khách hàng

0.1

2

0.2

1

0.1

3

0.3

4

0.4

Kênh phân
phối

0.15

3

0.45

4

0.6

2

0.3

1

0.15

Hiệu quả
quảng cáo

0.1

2

0.2

4

0.4

1

0.1

3

0.3

Hiểu biết
về thị
trường

0.15

2

0.3

4

0.6

3

0.45

1

0.15

Tổng

1.0

2.5

3.2

2.6

1.7

Bảng 5: Ma trận cạnh tranh hình ảnh đốấi với sản phẩm du lịch Domestc

Tiêu chí

Mức
độ
quan
trọng

Đối thủ cạnh tranh

Công ty lữ
hành Vietravel

Saigontourist

Benthanhtourist

Hạng

Điểm

Hạng

TS

Hạng

TS

Hạng

TS

Fiditour

Chất lượng
dịch vụ

0.15

3

0.45

4

0,6

2

0.3

1

0.15

Mức độ đa
dạng của
sản phẩm

0.1

4

0,4

2

0.2

3

0.3

1

0.1

Chất lượng
nguồn nhân
lực

0.15

4

0.6

2

0,3

3

0.45

1

0.15

Giá

0.1

1

0.1

2

0.2

4

0.4

3

0.3

Chăm sóc
khách hàng

0.1

2

0.2

1

0.1

3

0.3

4

0.4

Kênh phân
phối

0.15

3

0.45

4

0.6

2

0.3

1

0.15

Hiệu quả
quảng cáo

0.1

3

0.3

4

0.4

1

0.1

2

0.2

Hiểu biết
về thị
trường

0.15

4

0.6

2

0.3

3

0.45

1

0.15

Tổng

1.0

3.1

2.7

2.6

1.6

Đánh giá: Nhìn vào ma trận hình ảnh cạnh tranh có thể thấy, Vietravel có lợi thế
cạnh tranh đối với thị trường du lịch nội địa. Với sản phẩm Inbound và Outbound, doanh
nghiệp phải đối mặt với các đối thủ có tiềm lực mạnh như Saigontourist và
Benthanhtourist, Fiditour.
 Phân tích áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Kinh doanh lĩnh vực du lịch có thể là các doanh nghiệp đơn ngành, chuyên kinh
doanh du lịch hoặc cũng có thể là các doanh nghiệp kinh doanh đa ngành tài chính,
ngân hàng, dầu khí, thương mại, vận tải, du lịch… Rào cản gia nhập ngành không
lớn, cùng với sự hấp dẫn của ngành cho thấy nguy cơ có nhiều doanh nghiệp du lịch
mới gia nhập ngành làm tăng năng lực của ngành du lịch đồng thời làm tăng cường
độ cạnh tranh trong ngành.
Bảng 6: Số lượng doanh nghiệp lữ hành quốc tế giai đoạn 2005-2015
Loại hình
DN NN
TNHH
Cổ phần
DN tư
nhân
Liên
doanh
Tổng số

2005
119
222
74

2006
94
276
119

2007
85
350
169

2008
69
389
227

2009
68
462
249

2010
58
527
285

2011 2012 2013 2014 2015
13
9
9
8
7
621 731
845
949 1.012
327 371
428
474
475

3

4

4

4

4

5

4

6

8

9

10

10

11

12

12

12

13

15

15

15

15

15

428

504

620 701 795 888 980 1.132 1.305 1.456 1.519
Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển du lịch năm 2015

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy trong những năm gần đây có sự gia tăng không ngừng
các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch. Trong các doanh nghiệp du lịch đó,
ngoài các doanh nghiệp du lịch mới quy mô nhỏ, còn có sự tham gia của các tập đoàn tài
chính, ngân hàng, thương mại, vận tải,… với lợi thế về tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Điều này tạo ra sức ép lớn đối với Vietravel.
Rào cản gia nhập ngành là lòng trung thành của khách hàng, mạng lưới phân phối và
chi phí marketing xây dựng mạng lưới liên kết với các nhà cung cấp. Các công ty mới
tham gia thị trường thường đưa ra sự cạnh tranh bằng giá thấp hoặc khác biệt hoánsản
phẩm để giành thị phần. Tuy nhiên, khi với gia nhập ngành, các doanh nghiệp du lịch
chưa có sức ép đối với các nhà cung cấp nên thường không giành được lợi thế về chi phí.
Vì vậy, để hình thành các chuỗi liên kết các nhà cung cấp đưa ra chương trình du lịch
trọn gói(vận tải – nơi nghỉ dưỡng – ăn uống…) các doanh nghiệp mới cần một chi phí
lớn hơn với các doanh nghiệp trong ngành. Nếu các doanh nghiệp này sử dụng chiến
lược về giá thấp thì cần phải có một lượng vốn lớn mới có thể tồn tại lâu dài trên thị
trường. Uy tín của thương hiệu cũng là rào cản lớn đối với các đối thủ tiềm ẩn. Khách du

lịch thường lựa chọn các doanh nghiệp du lịch lâu năm đã có uy tín trên thị trường vì
thương hiệu mạnh thường gắn liền với chất lượng dịch vụ tốt.
- Phân tích áp lực từ phía Nhà cung cấp
Một doanh nghiệp thuộc ngành du lịch có rất nhiều nhà cung ứng khác nhau tạo
nên một chuỗi liên kết cho tất cả các dịch vụ của các nhà cung cấp đó hình thành nên một
sản phẩm du lịch hoàn chỉnh bán cho khách du lịch. Vietravel có rất nhiều nhà cung ứng
và được phân loại theo nhiều cách. Tuy nhiên theo cách phân loại các nhà cung cấp theo
thành phần kết cấu chuyến du lịch thì nhà cung cấp của công ty bao gồm các loại sau:
Các nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển đáp ứng nhu cầu vận chuyển, đi lại của khách du
lịch gồm: Các hãng vận chuyển hàng không, ngành đường sắt Việt Nam, các nhà cung
cấp vận chuyển đường bộ, vận chuyển đường thủy. Đối với các hãng hàng không, công
ty đã phối hợp với các hãng hàng không trong nước như Việt Nam Airline, Jetsta Pacific,
VietJet để tăng cường mở thêm các đường bay nội địa và quốc tế như Hà Nội – Bangkok,
Phú Quốc – Singapore, Việt Nam đến Nga, Philipine, Hongkong, Nhật Bản và Nam
Trung Quốc và tận dụng được các khoản ưu đãi, khuyến mãi từ đó làm giảm giá thành
tăng sức cạnh tranh của các hãng….Bên cạnh đó, công ty sẽ chứng kiến việc mở rộng
thêm các đường bay mới của hãng hàng không giá rẻ AirAsia tại Đông Nam Á; Korean
Air, Asiana Airlines, Hanjin Travel tại Việt Nam (đặc biệt là các đường bay đến Phú
Quốc) sẽ làm tăng lượng khách du lịch bằng đường hàng không trong khu vực Đông
Nam, cũng như thu hút lượng khách du lịch nước ngoài.
Các nhà cung cấp dịch vụ lưu trú để đáp ứng nhu cầu ăn, ở của khách du lịch
trong thời gian tham gia tours. Các nhà cung cấp này bao gồm: Các nhà hàng, khách sạn,
phòng hội họp, resort, … Trong số nhà cung cấp dịch vụ nhà hàng, khách sạn có khả
năng tạo ra sức ép cho công ty. Khi bước vào mùa du lịch hoặc các ngày lễ lớn lượng
khách tham gia các tour du lịch tăng rất mạnh, các nhà hàng, khách sạn luôn đông khách,
và có khi không thể nhận hết được lượng khách, việc tăng giá sẽ xảy ra. Đó là một trong
những áp lực lớn của công ty, nhận thức được điều đó, công ty đã xây dựng và duy trì
những mối quan hệ mật thiết với các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh cũng như các vùng
lân cận nhằm chủ động trong việc tổ chức các tour như: Khách sạn Fansipan - Đà Nẵng,
Đà Nẵng Riverside, Royal, Orient (Đã Nẵng), Romance, Modial, Camelia ở Huế, khách
sạn Lake Side - Hà Nội, khách sạn Thiên Hà - Bình Dương, Diamond Aesthetic Center TP.HCM, Xính Spa - Hà Nội, Green Field Hotel & Villas - Quảng Nam, khách sạn Nhà
Cổ Hội An - Quảng Nam, Wooshu Hotel - Đồng Nai, Nhà hàng Ngự Hoàng - Hà Nội,
Nhà hàng Sakura - Hà Nội, Resort - Nha Trang, KS Hoàng Yến - Bình Dương, KS
Mường Thanh - Hà Nội,….

Các nhà cung cấp dịch vụ tham quan, vui chơi, giải trí, bao gồm: các địa điểm
tham quan tại các khu du lịch, các điểm văn hóa, nghệ thuật…. nhìn chung các địa điểm
này không gây áp lực cho công ty, vì các nhà cung cấp này rất sẵn lòng hợp tác cùng
công ty.
Ngoài ra còn có các nhà cung cấp khác cho các hoạt động kinh tế xã hội như: bưu
chính, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm và các nhà cung cấp dịch vụ hành chính mang
tính chất công quyền. Các nhà cung cấp này đặc biệt cần thiết cho các tour trong và ngoài
nước. Việc xây dựng tốt các mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ này sẽ giúp công
ty Vietravel thuận lợi trọng việc thực hiện các thủ tục hành chính cho khách hàng và
mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho dành cho khách hàng. Do có lượng khách du lịch
đứng đầu Việt Nam, lại ổn định, tần suất khởi hành đều đặn và liên tục tăng nên
Vietravel luôn được các đối tác dành cho mức ưu đãi tốt nhất. Hiện nay, công ty đã có
mối quan hệ tốt với các ngân hàng Vietcombank, Vietinbank, Sacombank,… Đặc biệt là
ngân hàng BIDV đã cam kết sẽ cung cấp các gói sản phẩm: Chứng minh tài chính, Bảo
hiểm du lịch và Thẻ đồng thương hiệu cho khách hàng của Vietravel.… Hiện nay, nhu
cầu khách đi du lịch Châu Âu và Châu Mỹ đang có xu hướng tăng cao, tuy nhiên một
trong những trở ngại du khách thường gặp khi xét visa đó là phải chứng minh năng lực
tài chính của mình. Với gói sản phẩm Chứng minh tài chính, khách hàng Vietravel có thể
được BIDV cung cấp trọn gói các dịch vụ tài chính, bao gồm: xác nhận năng lực tài
chính, hỗ trợ tín dụng, thanh toán, mua bán ngoại tệ…; đồng thời, được hưởng các chính
sách khuyến mãi, ưu đãi từ BIDV như: miễn phí mở tài khoản thanh toán và phí phát
hành thẻ ghi nợ quốc tế; được giảm 100% phí xác nhận số dư tài khoản…Là đơn vị lữ
hàng hàng đầu Việt Nam, khi tổ chức tour du lịch, ngoài việc đem đến những giây phút
thoải mái, thư giãn cùng gia đình và bạn bè sau những ngày làm việc vất vả, Vietravel rất
chú trọng đến việc đem lại sự an toàn trong suốt hành trình của du khách. Với gói Bảo
hiểm du lịch BIC, dù bất cứ ở đâu, du khách cũng sẽ hoàn toàn an tâm với mạng lưới hỗ
trợ y tế và du lịch của SOS trên phạm vi toàn cầu. Bên cạnh gói sản phẩm Chứng minh
tài chính, Bảo hiểm du lịch BIC, Vietravel và BIDV cùng phát hành Thẻ MasterCard
đồng thương hiệu nhằm mục tiêu phát triển việc thanh toán không dùng tiền mặt, cung
cấp thêm nhiều tiện ích khác khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ Vietravel thông qua các
phương tiện thanh toán (ATM, POS) của BIDV… Đối với khách hàng Vietravel đang sở
hữu thẻ thành viên Silver Card, Gold Card hay Platinum Card sẽ được cấp ngay thẻ tín
dụng quốc tế đồng thương hiệu mà không cần phải chứng minh tài chính. Đối với khách
hàng đang sở hữu các loại thẻ thành viên của Vietravel sẽ được đổi ngay thẻ ghi nợ quốc
tế đồng thương hiệu, thỏa sức mua sắm trong và ngoài nước, được miễn phí phí thường
niên năm đầu tiên cũng như phí phát hành thẻ. Ngoài ra, Vietravel cùng đồng hành với
BIDV giới thiệu chương trình Điểm ưu đãi vàng với mức Silver card cho khách hàng
VIP của BIDV và Standard card cho chủ thẻ quốc tế do BIDV phát hành Theo cơ chế
thẻ thành viên do Vietravel qui định và triển khai dịch vụ đổi ngoại tệ, chuyển tiền

nhanh Western Union (BIDV-WU) tại gần 40 điểm giao dịch của Vietravel trên toàn
quốc.
Tất cả các nhà cung cấp nêu trên đều có vai trò quan trọng trong việc tạo thành
một sản phẩm du lịch hoàn hảo, giúp cho công ty nâng cao được chất lượng sản phẩm,
mang lại sự thỏa mãn nhu của khách hàng, tạo ấn tượng và uy tín cho thương hiệu. Với
tiêu chí lựa chọn các hàng cung cấp có uy tín, chất lượng tốt, giá cả phù hợp đã giúp
Vietravel chủ động trong việc thực hiện tours thuận lợi, nhất là trong mùa du lịch, các
dịp lễ tết Vietravel không bị động luôn đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.
- Phân tích áp lực từ phía khách hàng.

Khách hàng của Vietravel được chia làm 3 nhóm chính:
- Khách Inbound
- Khách Outbound
- Khách Domestic
Cả 3 nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ
đi kèm. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp du lịch ngày càng nhiều. Sản phẩm của công ty
không có nhiều sự khác biệt với các sản phẩm đại trà trên thị trường. Với sự phát triển
của Internet và sự phổ biến của các trang mạng xã hội khách hàng dễ dàng lựa chọn được
công ty du lịch có mức giá hợp lý đáp ứng được nhu cầu của họ.
Nhu cầu tiêu dùng du lịch của người dân phân hóa rõ nét, đa số khách hàng vẫn tập
trung chọn các sản phẩm nội địa hay nước ngoài ngắn ngày, và chỉ chọn các tuyến có giá
giảm.
Bên cạnh đó, cùng với khả năng chi trả của khách du lịch ngày càng tăng, khách hàng
ngày càng tiêu dùng thông minh đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng dịch vụ.
- Phân tích áp lực từ phía sản phẩm/dịch vụ thay thế
Các sản phẩm có khả năng thay thế của doanh nghiệp sẽ làm ảnh hưởng đến mức
giá, thị trường của các sản phẩm hiện có, làm hạn chế đến khả năng sinh lợi của công ty.

Giá cả sản phẩm thay thế thường rẻ hơn so với giá sản phẩm như: Tự phục vụ thay thế
cho dịch vụ của một công ty khác; Các chương trình khám phá du lịch trên sóng truyền
hình như khám phá Việt Nam, khám phá thế giới; Các hoạt động đi phượt tự phát thay vì
đi theo tour ….
3. Tổng hợp kết quả phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
Bảng 7: Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE
Các yếu tố tác động chủ yếu

Tiềm năng thị trường lớn
Chính sách khuyến khích phát triển du lịch của
chính phủ
Lạm phát
Tỷ giá giảm
Sự phát triển của KHCN
Xây dựng mạng lưới nhà cung cấp
Cường độ cạnh tranh tương đối gay gắt
Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm ẩn
KH ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ
Sự xuất hiện của các hàng hóa thay thế làm ảnh
hưởng tới mức giá và thị phần SP của DN
Tổng

Tầm quan
trọng

Trọng
số

Tính
điểm

Tính chất
tác động

0.15

3

0.45

+

0.1

3

0.3

+

0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.1

2
3
3
3
2
1
2

0.1
0.3
0.3
0.3
0.2
0.1
0.2

+
+
+
-

0.05

2

0.1

-

1.0

2.45

Nhận xét: Điểm số 2.45 cho thấy các chiến lược của Vietravel đang triển khai
chưa thực sự tận dụng được hết các cơ hội và chưa phản ứng tốt trước các nguy cơ đặc
biệt là chưa quan tâm đến nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế.
Vietravel cũng chưa đưa ra được các chính sách đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng.
V. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
1. Về hoạt động kinh doanh
Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh 2014 - 2015
TH 2014
A
I. Lượt khách
Khách quốc tế
Khách VN đi
Khách VN đi
Khách dịch vụ khác
II. Doanh Thu
Khách quốc tế
Khách VN đi
Khách VN đi

KH 2015

B
C
443,480
471,039
25,982
30,220
117,837
138,658
264,498
262,940
35,163
39,221
3,236,942 3,510,161
87,781
107,549
2,188,272 2,365,116
900,685
980,238

% TH
%TH / KH
TH 2015 năm
năm 2015
D
D/B
D/C
556,663
126%
118%
27,579
106%
91%
170,799
145%
132%
313,004
118%
114%
45,281
129%
119%
4,055,996
125%
116%
92,936
106%
86%
2,783,204
127%
118%
1,102,450
122%
112%

Khách dịch vụ khác
60,205
57,258
77,406
129%
135%
III. Lãi gộp (tr.đ)
345,506
365,644
398,078
115%
109%
Khách quốc tế
10,383
12,220
10,629
102%
87%
Khách VN đi
209,752
223,829 243,438
116%
109%
Khách VN đi
102,257
106,290 118,439
116%
111%
Khách dịch vụ khác
23,114
23,305
25,572
111%
110%
IV. Lợi nhuận
13,478
207%
200%
14,000
27,934
trước thuế (tr.đ)
V. Lợi nhuận sau
11,124
196%
200%
10,920
21,800
thuế (tr.đ)
VI. Lãi cơ bản
163%
155%
2,844
2,992
4,646
trên mỗi cổ phiếu
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đại hội cổ đông năm 2016
Công ty hoàn thành và vượt kế hoạch kinh doanh khá sớm, duy trì thị phần
ổn định và thương hiệu của Vietravel. Một trong những điểm nổi bật trong năm
2015 là Công ty đã triển khai thêm nhiều sản phẩm mới, chủ động triển khai tổ
chức tốt các chuyến bay charter, nối kết các điểm du lịch trọng điểm vì vậy đã tạo
ấn tượng tốt với người dân và các cơ quan nhà nước hỗ trợ hiệu quả cho công tác
tiếp thị truyền thông thương hiệu tại địa phương.
Khách đi du lịch Mỹ, là thị trường mang lại doanh thu và lợi nhuận cao tăng
đột biến trong mùa hè 2015 tuy nhiên chỉ chủ yếu tăng ở hai thị trường trọng điểm
là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tại các địa phương khác khá ít. Ngoài ra kinh
tế Nhật vẫn khó khăn nên lượt khách Nhật giảm, làm ảnh hưởng lớn hoạt động của
Khối Thị trường Nước ngoài. Đồng thời sự cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch ngày
càng gay gắt làm cho tỷ lệ lãi gộp/doanh thu không như kỳ vọng.
2. Công tác Marketing
Vai trò marketing ngày càng rõ nét, tác động tích cực đến công tác kinh
doanh của toàn Công ty. Các chi nhánh năng động hơn trong việc địa phương hóa
các chương trình khuyến mại chung, chủ động xây dựng các kế hoạch marketing
thương hiệu tại địa phương. Hoạt động tiếp thị trong năm dần dịch chuyển từ kênh
offline sang online với nhiều hoạt động phong phú trên các mạng truyền thông đa
phương tiện, đồng thời thực hiện các chương trình liên kết marketing theo mùa với
các ngân hàng, gia tăng giá trị cho khách hàng khi đi tour.
Công ty đã tổ chức thành công hàng loạt các các chương trình Mini Trade
Show tại thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh trọng điểm trong cả nước đã
mang lại hiệu quả hết sức to lớn vượt ngoài sự mong đợi cả về hiệu quả kinh tế và
dấu ấn thương hiệu, công tác tham dự các chương trình Hội chợ du lịch trong và
ngoài nước được chuẩn bị chu đáo, đã mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội với

các cơ quan du lịch tại địa phương và mang lại nguồn thu lớn cho Công ty.
Công ty tiếp tục khẳng định được sự vượt trội về thương hiệu với những giải
thưởng cao quý do các cơ quan, tổ chức uy tín trong và ngoài nước trao tặng. Liên
tiếp 2 năm liền, Vietravel là Công ty Du lịch Việt Nam duy nhất vinh dự đạt giải
thưởng World Travel Awards với 2 danh hiệu “Vietnam's Leading Tour Operator”
(Nhà điều hành du lịch hàng đầu Việt Nam) ,“Vietnam's Leading Travel Agency”
(Cơ quan du lịch hàng đầu Việt Nam). Đặc biệt, Vietravel là đơn vị lữ hành duy
nhất của Châu Á đạt danh hiệu cao quý “Asia's Leading Travel Agency” (Cơ quan
du lịch hàng đầu Châu Á).
3. Về công tác sản phẩm
Công ty vẫn dẫn đầu về tần suất khởi hành tour với nhiều sản phẩm truyền
thống và mới lạ, sản phẩm “rút đáy” với giá thấp trên cơ sở tận dụng hệ thống dịch
vụ phong phú đáp ứng được xu hướng và nhu cầu của thị trường. Công tác sản
phẩm luôn được quan tâm đầu tư, xây dựng trước để thực hiện các chương trình
quảng bá, truyền thông chuẩn bị thị trường trước mỗi đợt kinh doanh. Tuy nhiên, các
sản phẩm tự khai thác tại các chi nhánh vẫn chưa đa dạng chủ yếu tập trung vào các
thị trường Châu Á. Thông tin về các tour khởi hành tại chi nhánh cập nhật trên
website còn chậm
4.
Công tác hướng dẫn viên
Chất lượng hướng dẫn viên ngày càng hoàn thiện được khách hàng đánh giá
cao, việc thực hiện luân chuyển theo định kỳ vị trí nhân viên điều hành hướng dẫn
viên đã tạo được tâm lý ổn định và tính công bằng khách quan trong việc bố trí tour
tuyến cho hướng dẫn viên. Trong năm các Chi nhánh vùng như Cần Thơ, Đà Nẵng
đã thành lập Phòng Hướng dẫn viên với chức năng tạo nguồn, đào tạo và hỗ trợ
hướng dẫn viên cho các đơn vị trong khu vực.
5. Công tác điều hành dịchvụ
Công ty đã thực hiện tái cơ cấu Khối Điều hành; phân công, phân nhiệm lại
giữa các bộ phận một cách hợp lý và hiệu quả hơn. Công tác điều hành chung toàn
Công ty trong năm 2015 được cải thiện đáng kể nhờ việc tăng cường sự phối hợp,
chuẩn hóa quy trình, ứng dụng các phần mềm hỗ trợ. Về cơ bản các dịch vụ và
hướng dẫn viên ổn định nên không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động điều hành.
6. Công tác mua dịch vụ (Purchasing)
Công tác mua dịch vụ trong năm có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng dịch vụ
của Công ty ổn định số lượng than phiền về dịch vụ giảm hẳn. Công tác mua dịch vụ
nước ngoài về một đầu mối tạo độ lớn về dịch vụ để dễ dàng hơn trong việc đàm phán
với đối tác về giá, đồng thời đa dạng hóa các đối tác cung ứng dịch vụ, đã góp phần
giảm áp lực về cạnh tranh sản phẩm, giá trên thị trường. Quy trình, hệ thống dữ liệu

dịch vụ, hệ thống quản trị, báo cáo điện tử tạo nhiều hiệu quả trong triển khai công
việc.
7. Công tác ứng dụng công nghệ
Vietravel là doanh nghiệp du lịch đầu tiên xây dựng mạng bán tour trực
tuyến đầu tiên tại VN www.travel.com.vn đã ra đời, góp phần tạo cầu nối gắn kết
khách hàng với Vietravel qua kênh thông tin đa chiều với nhiều tiện ích để du
khách có thể thoả mãn mọi nhu cầu mọi lúc mọi nơi. Với phương thức thanh toán
linh hoạt, du khách có thể trả bằng tiền mặt, chuyển khoản, thẻ thanh toán quốc tế
cho các giao dịch của mình tại www.travel.com.vn. Website travel.com.vn tiếp tục
tạo hiệu quả trong việc giới thiệu sản phẩm, bán hàng, và quảng bá thương hiệu đến
khách hàng. Việc lập thêm mạng làm việc kết nối qua viber giúp cho công tác chỉ
đạo và thông tin phối hợp các đơn vị được nhanh và sâu sát hơn trong việc giải
quyết công việc. Bên cạnh đó trong năm qua công ty cũng tiển khai nhiều phần
mềm phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân
sự như: Hệ thống Etour Ver 2 (GIT và FIT), và các phần mềm phục vụ cho công tác
hỗ trợ, nghiệp vụ.
8. Về công tác tổ chức nhân sự tiền lương
Công ty đã tiến hành tái cơ cấu các bộ phận hỗ trợ và kinh doanh theo hướng
hiệu quả hơn. Thành lập phòng Hướng dẫn viên thuộc Chi nhánh CầnThơ và
Chi nhánh Đà Nẵng, thành lập Phòng Kinh doanh lặn biển thuộc CN Nha Trang,
tách Chi nhánh Rạch Giá ra khỏi Chi nhánh Cần Thơ. Bên cạnh đó giải thể một số
đơn vị kinh doanh không hiệu quả: Chi nhánh Pleiku, Chi nhánh Quảng Nam.
Công tác đào tạo cũng được Công ty quan tâm và chú trọng đầu tư thông qua
các chương trình đào tạo các nhân viên mới, đào tạo kiến thức và kỹ năng cho nhân
viên sale GIT & FIT, đào tạo quản lý cấp trung, cấp cao, một số chương trình đào
tạo các nghiệp vụ ngắn hạn cho hướng dẫn viên, trên hết tổ chức thành công đợt tập
huấn cho toàn bộ nhân viên Công ty.
Công ty đã tiến hành các bước xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực nhân
viên, làm cơ sở xây dựng thang bảng lương mới. Tuy nhiên việc trả lương mới theo
tiêu chí 3P (Position, Personal và Performance) vẫn chưa hoàn thiện. Thu nhập bình
quân người lao động tại Vietravel giữ mức ổn định so với các đơn vị cùng ngành.
9. Công tác tài chính kế toán
Trong năm bộ phận tài chính đã thực hiện tốt công việc điều tiết ngoại tệ khi
tỷ giá thế giới biến động, triển khai giám sát chặt về tài chính của các đơn vị theo
từng tháng, đây được xem là một công tác quan trọng nhằm hạn chế những sai
phạm về tài chính. Tình hình thu hồi công nợ có nhiều cải thiện tuy nhiên công nợ
vẫn còn khá cao do một phần nhân viên kinh doanh chủ yếu tập trung kinh doanh
chưa quan tâm đến công tác thu hồi công nợ, nhiều khách hàng cố tình kéo dài thời

hạn thanh lý, thanh toán.
Bảng 9: Bảng tổng hợp nội bộ doanh nghiệp – Ma trận IFE
Các yếu tố thuộc MTKD nội bộ
Khả năng tài chính mạnh
Đội ngũ nhân sự chất lượng cao
Quy trình điều hành được chuẩn hóa
Các kênh marketing đa dạng và hoạt động hiệu quả
Chất lượng dịch vụ tốt
Khả năng ứng dụng công nghệ vào hoạt động giới
thiệu chào bán sản phẩm tốt
Hệ thống chi nhánh lớn cả trong nước và nước
ngoài
Đa dạng các nhà cung cấp
Đang diễn ra quá trình tái cấu trúc nên cơ cấu tổ
chức chưa ổn định
Hoạt động thu hồi công nợ chưa hiệu quả
Lực lượng lao động có sự luân chuyển thường
xuyên
Tổng

Mức độ
quan trọng
0.1
0.1
0.05
0.1
0.15
0.1

Phân
loại
3
3
3
3
4
4

Điểm quan
trọng
0.3
0.3
0.15
0.3
0.6
0.4

0.15

3

0.45

0.1
0.05

3
2

0.3
0.1

0.05
0.05

1
2

0.05
0.1

1.0

3.05

Đánh giá: Tổng điểm đánh giá các yếu tố bên trong doanh nghiệp Vietravel là
3.05>2.5 cho thấy doanh nghiệp mạnh về nội bộ.
V. LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
Với các nội dung đã phân tích về môi trường kinh doanh ở trên, chúng tôi sử dụng
ma trận IE để xác định và đánh giá đúng với vị trí chiến lược của doanh nghiệp. Với tổng
điểm đánh giá các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài là 2.45 và môi trường nội bộ
doanh nghiệp là 3.05
Hình 2: Ma trận I – E công ty Vietravel
IFE – YẾẾU TỐẾ MỐI TRƯỜNG BẾN TRONG
Mạnh

EFE –
YẾẾU TỐẾ
BẾN
NGOÀI

Cao

Trung bình

Thấấp

VT
VT

Trung bình

Yếấu

Nhìn vào ma trận IE, Vietravel nằm trong vùng màu xanh là vùng tăng trưởng, doanh
nghiệp nên áp dụng chiến lược tăng trưởng:
- Chiến lược tăng trưởng thị trường
+ Chiến lược thâm nhập thị trường
+ Chiến lược phát triển thị trường
+ Chiến lược phát triển sản phẩm
- Chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập
+ Chiến lược liên doanh
+ Chiến lược thôn tính
+ Chiến lược sát nhập
- Chiến lược đa dạng hóa của doanh nghiệp
+ Chiến lược đa dạng hóa đồng tâm
+ Chiến lược đa dạng hóa ngang
+ Chiến lược đa dạng hóa hỗn hợp
Vì nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn, chúng tôi sử dụng ma trận QSPM để
đưa ra các đánh giá khách quan về tính hấp dẫn của các chiến lược thuộc 3 nhóm trên,
từ đó đề xuất thực hiện các chiến lược cụ thể cho Vietravel.
Bảng 10: Ma trận QSPM – Nhóm chiếấn lược tăng tr ưởng th ị tr ường

Các chiến lược lựa chọn
Chiến lược phát
Chiến lược thâm
Chiến lược phát
nhập thị trường
triển SP
triển thị trưởng
AS
TAS
AS
TAS
AS
TAS

Các yếu tố quan trọng

Phân
loại

Tiềm năng thị trường lớn

3

3

9

4

12

2

6

Chính sách khuyến khích phát
triển du lịch của chính phủ

3

3

9

4

12

3

9

Lạm phát

2

2

4

3

6

3

6

Tỷ giá giảm

3

4

12

4

12

3

9

Sự phát triển của KHCN

3

4

12

4

12

4

12

Số lượng nhà cung cấp ngày càng
đa dạng

3

3

9

4

12

4

12

Cường độ cạnh tranh tương đối
gay gắt

2

3

6

2

4

4

8

Sự xuất hiện của các đối thủ tiềm
ẩn

1

2

2

3

3

4

4

2

3

6

2

4

4

8

2

3

6

3

6

4

8

Khả năng tài chính mạnh

3

4

12

4

12

3

9

Đội ngũ nhân sự chất lượng cao

3

2

6

3

9

3

9

Quy trình điều hành được chuẩn
hóa

3

3

9

4

12

2

6

Các kênh marketing đa dạng và
hoạt động hiệu quả

3

3

9

4

12

4

12

Chất lượng dịch vụ tốt

4

3

12

4

16

2

8

4

3

12

4

16

3

12

3

3

9

4

12

2

6

Xây dựng hệ thống các nhà cung
cấp đa dạng

3

2

6

3

9

4

12

Đang diễn ra quá trình tái cấu trúc
nên cơ cấu tổ chức chưa ổn định

2

2

4

2

4

3

6

Hoạt động thu hồi công nợ chưa
hiệu quả

1

2

2

1

1

2

2

Lực lượng lao động có sự luân
chuyển thường xuyên

2

1

2

2

4

1

2

Khách hàng ngày càng đòi hỏi
cao về chất lượng dịch vụ
Sự xuất hiện của các hàng hóa
thay thế làm ảnh hưởng tới mức
giá và thị phần SP của DN

Khả năng ứng dụng công nghệ
vào hoạt động giới thiệu chào bán
sản phẩm tốt
Hệ thống chi nhánh lớn cả trong
nước và nước ngoài

Tổng điểm

158

190

166

Bảng 11: Ma trận QSPM – Nhóm chiến lược tăng trưởng bằng hội nhập

Các yếu tố quan trọng

Phân
loại

Các chiến lược lựa chọn
Chiến lược
thôn tính

Chiến lược
liên doanh

Chiến lược
sát nhập