Yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực qua một số trường ca phương nam của a.x.puskin
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
BÙI NGUYỄN CẨM THƯ
YẾU TỐ LÃNG MẠN VÀ YẾU TỐ HIỆN THỰC
QUA MỘT SỐ TRƯỜNG CA PHƯƠNG NAM CỦA
A.X.PUSKIN
Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành Ngữ văn
Cán bộ hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN THỊNH
Cần Thơ, 5 - 2010
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 1
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích, yêu cầu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. A. PUSKIN VỚI THỂ LOẠI TRƯỜNG CA -MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Cuộc đời và một số tác phẩm của A. Puskin
1.1.1. Cuộc đời
1.1.2
Một số tác phẩm của A. Puskin.
1.1.2.1 Thơ trữ tình
1.1.3 A. Puskin với thể loại trường ca.
1.1.3.1 Về thể loại “trường ca”.
1.1.2.2. Trường ca
1.1.2.3 Tiểu thuyết.
PHẦN KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN
1.1.2.4 Văn xuôi
1.1.3.2 A. Puskin với thể loại trường ca.
1.2 Một số vấn đề lí luận chung
1.2.1 Khái niệm về yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực
1.2.1.1 Yếu tố lãng mạn
1.2.1.2 Yếu tố hiện thực
1.2.2 Yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực trong văn học
1.2.2.1 Yếu tố lãng mạn trong văn học
1.2.2.1.1. Thoát ly thực tại
1.2.2.1.2 Đề cao tự do
1.2.2.1.3. Đề cao con người cá nhân
1.2.2.1.4. Đề cao tình cảm.
1.2.2.2. Biểu hiện của yếu tố hiện thực trong văn học.
1.2.2.2.1. Mô tả cuộc sống một cách chân thực, sinh động như nó vốn có
1.2.2.2.2. Thái độ khách quan của nhà văn trong việc miêu tả hiện thực.
Chương 2. YẾU TỐ LÃNG MẠN VÀ HIỆN THỰC QUA MỘT SỐ TRƯỜNG CA PHƯƠNG NAM CỦA A. PUSKIN
2.1. Yếu tố lãng mạn trong trường ca phương Nam của A.Puskin
2.1.1. Thoát ly thực tại
2.1.2. Đề cao sự tự do.
2.1.3 Đề cao người anh hùng
2.1.4. Đề cao tình cảm
2.2 Yếu tố hiện thực trong trường ca phương Nam của A.Puskin
2.2.1. Phản ánh chân thực cuộc sống của những người dân tộc miền núi và những người du mục.
2.2.2. Tái hiện sinh động thiên nhiên Nga tươi đẹp.
2.2.4. Hình tượng con người thời đại
2.3. Mối quan hệ giữa yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực trong các trường ca phương Nam của Puskin.
2.3.1. Yếu tố hiện thực được chắp thêm đôi cánh lãng mạn.
2.3.2. Yếu tố lãng mạn bay bổng từ mảnh đất hiện thực
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 2
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học có tác dụng làm nhân đạo hóa con người, là dòng sữa ngọt ngào, mảnh đất
màu mỡ bồi đắp tâm hồn của mỗi người. Thêm vào đó, văn học còn là tài sản tinh thần vô
giá của mỗi cộng đồng, tinh hoa của mỗi dân tộc. Chúng ta học tập và nghiên cứu những
giá trị tinh thần đó là công việc vô cùng cần thiết và quan trọng, nhằm mở mang kiến thức
và làm phong phú, dồi dào thêm mảnh đất tâm hồn.
Yêu mến văn học nước ngoài nói chung và văn học Nga nói riêng, đặc biệt là nhà
thơ A.Puskin nên người viết đã chọn đề tài “Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số
trường ca phương Nam của A.Puskin”. Chúng tôi chọn đề tài này cũng bởi một số lý do
sau:
Thứ nhất: A.Puskin được mệnh danh là “mặt trời thi ca Nga”, là “khởi đầu của
mọi khởi đầu” (M.Gorki). Trong sự phát triển của văn học Nga, Puskin đóng một vai trò
thực sự quan trọng. Thời kỳ 1815-1825, văn học Nga có sự kiện nổi bật về văn học đó là
sự xuất hiện bản trường ca Ruxlan và Liutmila (1820) và một số trường ca phương Nam
khác của Puskin như: Người tù Kapkaz, Lệ đài Bakhchixarai, Anh em kẻ cướp,…Những
sáng tác của Puskin thời kỳ này không những đánh dấu sự toàn thắng của chủ nghĩa lãng
mạn trước chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa cổ điển nói chung, mà còn đánh dấu sự thắng
lợi của dòng văn học lãng mạn tích cực trước dòng văn học lãng mạn tiêu cực.
Thứ hai: Một số sáng tác của Puskin tuy được viết theo phương pháp lãng mạn
nhưng vẫn có sự xuất hiện của các yếu tố hiện thực. Đó là một sự kết hợp rất thành công
của tác giả. Trong các trường ca lãng mạn, cảm hứng chủ đạo của Puskin là ngợi ca chính
nghĩa, tình yêu thủy chung, phản ánh sự bất mãn không thỏa hiệp của tầng lớp thanh niên
tiến bộ đương thời đối với trật tự xã hội hiện hành. Do đó, Puskin trở thành đại diện cho
khuynh hướng văn học lãng mạn cách mạng. Sự nghiệp sáng tác của ông gắn liền với toàn
bộ nền văn học Nga, góp phần đưa văn học Nga lên đến đỉnh cao của sự phát triển.
Thứ ba: thể loại trường ca trong toàn bộ các sáng tác của Puskin chiếm một vị trí
quan trọng. Ông có 12 bản trường ca đã hoàn thành và 12 bản trường ca còn bỏ dở. Có thể
nói, Puskin viết trường ca trên suốt cả đường thơ, viết liên tục, viết song song với các thể
loại khác, kiên trì tìm tòi, thể nghiệm. Mỗi bản trường ca là một bước tiến mới, một sự
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 3
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
kiện văn học gây nên những phản ứng khen chê khác nhau trong dư luận, giúp nhà thơ
nhìn lại công trình của mình. Từ đó, ông thừa nhận những nhược điểm và cố gắng sáng
tạo những tác phẩm mới hoàn mỹ hơn, khẳng định những giá trị của thể loại trường ca.
Thứ tư, lần đầu tiên trong văn học Nga, xuất hiện nhà thơ Puskin dám đưa vào
trường ca những con người chứ không phải cái bóng. Đó là những con người sống thật,
biết yêu thương, buồn vui, căm giận và sống gần gũi với hiện thực. Người viết muốn tìm
hiểu nhiều hơn về những điều mà Puskin đã phản ánh trong tác phẩm của mình.
Thứ năm: Chùm trường ca phương Nam của Puskin đã gây nhiều ấn tượng sâu sắc
cho nhà phê bình. “Hình tượng hùng vĩ của dãy núi Kapkaz, với những người dân thiện
chiến của nó lần đầu tiên được tái hiện trong thơ ca Nga, và thiên trường ca của Puskin
đã lần đầu tiên giới thiệu vùng Kapkaz với xã hội Nga, tuy nước Nga đã từ lâu biết rõ
vùng này về phương diện quân sự” [17; tr.17]. Biêlinxki đã nói: “Kể từ đây, từ dưới ngòi
bút nhẹ nhàng của Puskin, đối với người Nga, vùng Kapkaz đã trở thành một xứ sở thiêng
liêng, không phải chỉ xứ sở của một nền tự do phóng khoáng mà còn là xứ sở của thi vị vô
tận, xứ sở của sự sống dạt dào và của những ước mơ táo bạo” [17; tr.72].
Puskin - nhà thơ Nga vĩ đại, niềm tự hào của dân tộc Nga và của chung nhân loại.
Ông đã tiếp thu những tinh hoa của văn học truyền thống, phát triển và hoàn thiện nó.
Ông đã nâng nó lên một trình độ cao hơn, mở đầu cho một nền văn học tiên tiến và hoàn
mĩ.
Với đề tài này, người viết hi vọng từ sự say mê, yêu thích của mình sẽ hoàn thành
tốt vấn đề đặt ra. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghiên cứu
khoa học và mở mang thêm nhiều kiến thức, làm hành trang cho việc học tập và công việc
sau này. Thông qua việc chọn đề tài, chúng tôi có thể trình bày những hiểu biết, ý kiến
cùng những quan điểm của mình về vấn đề này.
2. Lịch sử vấn đề
Puskin - đại thi hào của nước Nga, niềm tự hào của mỗi người Nga, đại diện xứng
đáng nhất, toàn vẹn nhất cho văn học Nga, tổng kết sự phát triển của quá khứ, mở ra một
giai đoạn mới, cao hơn, chuẩn bị cho tương lai huy hoàng. “Viết về Puskin có nghĩa là
viết về toàn bộ nền văn học Nga” (Biêlinxki). Tuy nhiên, vấn đề “Yếu tố lãng mạn và
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 4
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
hiện thực qua một số trường ca phương Nam của Puskin” hầu như chưa được ai bàn đến
như một chuyên đề có tính hệ thống.
Trong quyển Lịch sử văn học Nga (Nhiều tác giả) đã viết: “Những đóng góp cách
tân của Puskin gây nên không ít những phản ứng trong thế giới phê bình bảo thủ, phản
động. Họ xem tác phẩm như một gã mugich thô lỗ bước vào phòng khách quý tộc, họ
phản đối việc sử dụng tiếng nói nôm na, giản dị của người bình dân, đánh giá những cố
gắng của Puskin nhằm dân chủ hóa nội dung và hình thức như một “tai họa” cho văn
học, mặc dầu con đường đi mở ra triển vọng lớn cho trường ca lãng mạn” [4; tr.62]. Việc
trình bày vấn đề này nhằm khẳng định sự đóng góp của Puskin trong quá trình phát triển
của văn học lãng mạn nói chung và trường ca lãng mạn nói riêng.
Tuy nhiên trong các trường ca lãng mạn ấy, Puskin vẫn gắn liền với hiện thực. Vì
điều mà Puskin quan tâm nhất vẫn là thời đại mà ông đang sống, những vấn đề chính trị
xã hội nóng bỏng. “Thông qua vấn đề đấu tranh cho tự do của cá nhân như thường gặp
trong các bản trường ca lãng mạn, Puskin biểu hiện tinh thần cách mạng của thời đại”
[3; tr.62]. Tức là các tác giả đã đề cập đến yếu tố hiện thực trong trường của Puskin. Ở
đây các tác giả chỉ trình bày một cách sơ lược, khái quát chứ không đi vào nghiên cứu sâu
và cụ thể.
Để khẳng định vai trò của A. Puskin đối với chủ nghĩa lãng mạn, Đỗ Hồng Chung
đã nhấn mạnh trong quyển “Puskin nhà thơ Nga vĩ đại”: “Mặc cho giới quý tộc chê bai,
bản trường ca đã khẳng định âm điệu mới tích cực của chủ nghĩa lãng mạn và mở đầu
một giai đoạn sáng tác mới của Puskin” [4; tr.24]. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã chỉ ra vì
sao Puskin đi đến chủ nghĩa hiện thực. Giữa những lúc cách mạng nổi lên, Puskin vấp
phải một hiên thực khắc nghiệt, và có lúc nhà thơ đã cảm thấy vô cùng bơ vơ, bất lực.
Nhưng sau đó, ông nhanh chóng vượt qua tâm trạng bi quan, chán chường. Puskin đã
vững bước đi tới. “Trên con đường tìm tòi nghệ thuật, Puskin đi tới chủ nghĩa hiện thực.
Ngay trong chùm trường ca lãng mạn chúng ta đã thấy những nét quan sát cụ thể, sắc
bén của nhà thơ và chỉ với đôi nét, nhà thơ đã dựng lên những cảnh đời hiện thực và
những con người hiên thực” [4; tr.26]. Nói vậy để thấy rằng trong các trường ca lãng mạn
của Puskin yếu tố hiện thực vẫn đan xen vào. Những yếu lãng mạn và hiện thực trong các
tác phẩm ấy biểu hiện như thế nào, được Puskin phản ánh thế nào thì tác giả quyển sách
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 5
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
chưa đề cập đến. Sau đó tác giả kết luận: “Nhà thơ sẽ tiếp tục đi từ “những yếu tố hiện
thực” trong một bản trường ca lãng mạn đến một bản trường ca hiện thực với đầy đủ ý
nghĩa của nó” [18; tr.77].
Trong Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX, Nguyễn Hải Hà chủ biên, đã nói đến các
trường ca của Puskin. Sau khi phân tích nội dung và hiện thực, tác giả đã đúc kết lại, tuy
đó là “Trường ca lãng mạn nhưng trong đó đã có những yếu tố hiện thực. Nhà văn lãng
mạn bắt đầu bị phê phán, đó là dấu hiệu chủ nghĩa hiện thực bắt đầu “tấn công” chủ
nghĩa lạng mạn” [8; tr.61]. Tác giả đã nhắc đến “yếu tố hiện thực” trong trường ca của
Puskin nhưng cũng như những tác giả khác, tác giả không đi vào nghiên cứu cụ thể mà
chỉ nêu lên một cách khái quát.
Tóm lại, tác giả của những quyển sách trên, một lần nữa có thể khẳng định, hầu
như ít ai đề cập đến đề tài chúng tôi nghiên cứu. Có chăng chỉ là những nhận định mang
tính chất khái quát, những đánh giá chung chung khi bàn đến cuộc đời và sự nghiệp sáng
tác của Puskin. Vì vậy, người viết sẽ trình bày hệ thống, mạch lạc và rõ ràng hơn để làm
sáng tỏ vấn đề mà tác giả trước còn bỏ ngỏ.
3. Mục đích, yêu cầu
Nghiên cứu đề tài, trước tiên người viết đi vào tìm hiểu chung về tác giả Puskin
với thể loại trường ca. Song song đó là lý thuyết chung về yếu tố lãng mạn, yếu tố hiện
thực và cả phương pháp sáng tác lãng mạn và phương pháp sáng tác hiện thực. Từ cơ sở
lý luận đó, chúng tôi đi vào nghiên cứu vấn đề trọng tâm mà đề tài đặt ra. Người viết di
sâu vào phân tích những biểu hiện của yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực cũng như mối
quan hệ giữa chúng trong các trường ca phương Nam của A. Puskin.
Người viết cần có những tìm tòi, phát hiện mới để bổ sung và làm phong phú hơn
những khái quát, trừu tượng – lý luận chung về yếu tố lãng mạn và hiện thực trong văn
học.
4. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề mà chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu được thể hiện ngay trong đề tài. Đó là
“Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của Puskin”. Như đã
nói, vấn đề này chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hoàn chỉnh. Người viết sẽ đi
sâu vào nghiên cứu những biểu hiện của yếu tố lãng mạn và hiện thực trong những sáng
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 6
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
tác của nhà thơ Puskin. Do ở mỗi thể loại có đặc trưng và tính chất khác nhau nên người
viết chỉ nghiên cứu vấn đề đã đặt ra trong trường ca, cụ thể là ba trường ca: Ruxlan và
Liutmila, Người tù Kapkaz, Đoàn người Zigan. Người viết sẽ không đi vào các thể loại
khác của nhà thơ như: Thơ trữ tình, tiểu thuyết thơ, văn xuôi. Những phần nằm ngoài
phạm vi nghiên cứu chỉ được đưa vào trong luận văn này nhằm so sánh, đối chiếu để vấn
đề mở rộng hơn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng phối hợp một số phương pháp khác
nhau. Chúng tôi dùng phương pháp thống kê khi tập hợp các tài liệu, bài viết có liên quan
đến đề tài đã cho nhằm tham khảo thêm. Người viết đi vào phân tích tìm hiểu những biểu
hiện cụ thể của vấn đề đặt ra, sau đó đút kết lại đưa ra kết luận chung. Người viết sử dụng
kết hợp hai phương pháp phân tích và tổng hợp. Song song trong quá trình trình bày,
người viết cũng huy động tất cả các thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận
và so sánh để làm nổi bật vấn đề. Cuối cùng, người viết sử dụng phương pháp diễn dịch
và quy nạp để trình bày kết quả thu được thông qua quá trình nghiên cứu.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 7
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. A. PUSKIN VỚI THỂ LOẠI TRƯỜNG CA MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1.
Cuộc đời và một số tác phẩm của A. Puskin
1.1.1. Cuộc đời
Alecxanđrơ Xecgâyevich Puskin sinh ngày 6.6.1799 tại Matxcơva, trong một gia
đình quý tộc thượng lưu. Cả bên nội lẫn bên ngoại đều là dòng dõi quyền quý, nhưng đến
lúc này đã sa sút. Tuy vậy, Puskin vẫn đủ điều kiện để trải qua một tuổi thơ êm đềm.
Cha là một người ham mê văn học, thích sân khấu. Chú của Puskin là một thi sĩ có
tên tuổi bấy giờ. Thi sĩ đã sớm được tiếp xúc với không khí văn học. Mười tuổi, Puskin đã
đọc nhiều tác phẩm văn học Nga, Tây Âu, thuộc hàng loạt bài thơ Pháp và làm quen với
văn học dân gian Nga phong phú.
Năm 1811, Puskin vào học tại trường Lixê, ngôi trường đặc biệt dành cho con em
gia đình quý tộc, nhằm đào tạo một lớp người trung thành với Nga hoàng.
Năm 1817, ông tốt nghiệp trường Lixê và được bổ nhiệm vào cơ quan ngoại giao.
Thi sĩ bắt đầu sống cuộc sống của thanh niên quý tộc thực thụ. Nhưng ông càng chán xã
hội thượng lưu, nơi mà ông thì “khôn tức là im lặng một cách nô lệ”, nơi có “những con
tim lạnh lùng” và “tất cả đều ngu ngốc một guộc”.
Năm 1820, Puskin bị Nga hoàng đày xuống phương Nam vì những bài thơ nói lên
tinh thần tự do và chống chế độ nông nô.
Tháng 8 - 1824, Puskin bị đày lên phương Bắc ở Mikhailôpxcôie thuộc trại ấp của
cha mình và bị quản chế khá chặt chẽ. Sống xa bạn bè, cô độc, thi sĩ chỉ gần gũi với vú
nuôi Arina Rôđiônôpna.
Ngày 14.12.1825, cuộc khởi nghĩa tháng chạp nổ ra và Puskin là ca sĩ của phong
trào này nhưng ông không có tên trong những tổ chức bí mật lúc bấy giờ.
Từ năm 1830 trở đi, cuộc sống xã hội cũng như đời tư của Puskin có nhiều biến
chuyển, ảnh hưởng không ít đến sáng tác của ông.
Năm 1831, ông kết hôn cùng Natalya Gônsarôva, một thiếu nữ ông gặp gỡ và quen
trong một cuộc vũ hội khi ông trở về Matxcơva năm 1828.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 8
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Ngày 10.2.1837, Puskin qua đời.
1.1.2. Một số tác phẩm của A. Puskin.
1.1.2.1. Thơ trữ tình
Thơ trữ tình của ông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong kho tàng thơ ca
Nga. Ông đã sáng tác hơn 800 bài thơ có giá trị. Thơ ông có giá tri rộng lớn nhưng có thể
gom về bốn chủ đề lớn.
Thứ nhất: Chủ đề phê phán chế độ chuyên chế Nga hoàng.
Thơ Puskin gắn liền với sự vận động cách mạng Nga suốt nửa đầu thế kỉ
XIX. Nội dung phản ánh trong thơ ông mang khuynh hướng rõ rệt bên cạnh nội dung
phản ánh xã hội đương thời. Ông tỏ rõ thái độ phủ định chế độ Nga hoàng một cách trực
tiếp, thông qua sự tái hiện chân thật bộ mặt xấu xa của xã hội cùng với sự phê phán gay
gắt của xã hội.
Bài thơ Tự do bộc lộ trực tiếp thái độ phủ định Nga hoàng – tên đầu sỏ của
chế độ chuyên chế:
“Hỡi tên vua chuyên quyền bạo ngược
Ta căm ngươi ngôi báu của ngươi
Ta thấy trước với niềm vui cay độc
Cái chết của ngươi, của cháu con ngươi”.
Và ông cũng dùng hình tượng cây Ansa để nói lên tính chất phản động của
tên độc tài trong “thế kỉ bạo tài”.
“Còn tên chúa lấy ra chất độc
Tẩm mũi tên, tên trúng đích trăm lần
Đem chết chóc gieo ra ngoài bờ cõi
Qua biên thùy sang các nước lân bang”.
(Cây Ansa)
Trong tác phẩm Những câu chuyện thần thoại Noen, Puskin đã thể hiện thái
độ châm biếm, nhạo báng những hành động và lời nói giả dối, lường gạt nhân dân của tên
vua chuyên quyền:
“Hỡi nhân dân của nước Nga
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 9
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Hãy biết rằng toàn thế gian đã biết
Ta đã may chiến phục cho ta
Theo kiểu nước Áo, theo kiểu Đức
Hãy vui lên, dân chúng, hãy vui lên;
Ta no, ta béo, ta béo tròn
Bọn viết báo ngợi ca ta trên báo
Ta no, ta ăn, ta hứa hão
Và việc công ta chẳng nhọc nhằn”.
Song song đó, ông đã tái hiện những mảnh đời bất hạnh, đau thương và tỏ rõ đồng
cảm với họ. Đó là người thiếu phụ bi bắt buộc phải bỏ đứa con; những người mang trong
mình thân phận nô lệ, không dám nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão của mình.
“Theo luống cày còng lưng tê tái
Dưới làn roi khổ nhục ê chề
Đám nông nô xơ xác chân kéo lê
Trên luống đất bọn chủ nô tàn ác
Ách nặng nề kéo lê cho tới chết
Không dám nuôi chút hoài bão, ước mong”
(Làng – 1819)
Có thể nói, ở nội dung này, nhà thơ đã đánh thẳng vào bản chất chế độ xã
hội lúc bấy giờ. Ông phê phán, đả kích từ vua đến bộ máy chính quyền, xã hội thượng lưu
bệnh hoạn. Ông tỏ rõ thái độ của mình, không bênh vực, hòa hoãn và khoan nhượng.
Puskin có thái độ hết sức kiên định, tinh thần dũng cảm, chính những điều đó làm cho thơ
ở mảng đề tài này của ông có sức mạnh to lớn. Nó làm thức tỉnh nhân dân và cổ vũ nhân
dân đứng lên chống lại cường quyền, góp phần cải tạo xã hội. Từ đó, ta có thể khẳng định
rằng, nội dung phê phán chế độ chuyên chế Nga hoàng chiếm một vị trí quan trọng trong
công việc tạo ra giá trị của thơ Puskin.
Thứ hai: Chủ đề ca ngợi tự do.
Nội dung này trong thơ Puskin chiếm dung lượng khá lớn, nó ca ngợi và
khẳng định tự do. Từ đó, đem lại cho tác phẩm một giá trị tư tưởng – tình cảm lớn lao, nó
gắn liền với nội dung phê phán Nga hoàng.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 10
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Đối với Puskin, tự do là khát vọng cao nhất, tiếng lòng tha thiết nhất của
nhân dân. Trong bài thơ Tự do, ông đã phát biểu như một nhà cách mạng quý tộc. Nhà thơ
luôn trông cậy vào cuộc cách mạng do các nhà quý tộc cách mạng đang chuẩn bị. Quan
điểm của Puskin là “Luật pháp đứng trên nhà vua và nhân dân”. Tức tự do phải dựa trên
việc hạn chế quyền hành của nhà vua, tiến hành cải cách từ trên xuống và cần bãi bỏ chế
độ nông nô.
“Chỉ nơi nào có liên minh chặt chẽ
Giữa tự do và pháp luật nghiêm minh
Đưa mộc lên che chở mọi chúng sinh
Trao thanh kiếm vào tay người trung thực
Để trừng phạt không phân chia đẳng cấp
Bất cứ kẻ nào gây tội ác gian tham
Chỉ nơi nào tự do với luật hình
Không e sợ, không mắc điều tham nhũng
Chỉ nơi ấy lê dân không thê thảm
Không lao đao dưới trướng của đế vương
Hỡi các đế vương! Các ngươi có mũ ngọc ngai vàng
Do luật pháp chứ không do tạo hóa
Trên nhân dân các ngươi ngồi cao hơn cả
Nhưng muôn đời luật pháp trên các ngươi”
(Tự do)
Cả cuộc đời Puskin mất tự do vì vậy thơ ông thắm đượm nỗi cay đắng của
người mất tự do. Ông hiểu rất rõ nỗi cay đắng của nhân dân mất tự do. Cũng bởi thế, ta
luôn nhận thấy với Puskin tự do luôn gắn liền với nhân dân, với giải phóng.
Puskin đã đưa vào trong thơ mình ngọn lửa chiến đấu, nội dung và ngôn
ngữ của tự do. Vì lẽ đó, có biết bao chiến sĩ yêu thơ Puskin, bao người yêu thơ Puskin mà
đến với phong trào cách mạng.
Thứ ba: Lòng yêu mến thiên nhiên xứ sở
Thiên nhiên trong thơ ông thể hiện trọn vẹn cái hồn của thiên nhiên Nga, nét
đặc trưng và độc đáo của thiên nhiên Nga. Thiên nhiên trong thơ ông có “cái gì đó rất
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 11
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
riêng, rất đặc biệt, có lẽ là do những cảnh sắc ấy chỉ có ở nước Nga”. Cũng nhờ đó, thiên
nhiên trong tác phẩm của ông mang tính chân thực cao, có tính chất tư liệu và tạo nên giá
trị cho các bài thơ.
Thêm vào đó, thiên nhiên trong thơ Puskin còn thể hiện một nội dung lớn
hơn. Tình yêu chân thành của một người ham sống, ham giao cảm với đời, với cảnh sắc
thiên nhiên. Qua thiên nhiên, chúng ta tìm thấy những gì tươi sáng, thân thương, gần gũi
và thật đáng trân trọng. Thiết nghĩ đó là sự thể hiện tình yêu cái đẹp và cái thiện của con
người.
Qua những vần thơ về thiên nhiên tươi đẹp có tính chất ngợi ca đất nước
Nga sâu sắc, ta càng thêm yêu mến thiên nhiên và con người Nga hơn. Puskin đã dùng
những ngôn ngữ đơn nghĩa để thể hiện thiên nhiên trong thơ. Vì lẽ đó, thiên nhiên trong
thơ ông mang tính khách thể rõ ràng, ít được dùng một cách ẩn dụ để thể hiện tâm trạng.
Thứ tư: Nội dung ngợi ca tình yêu
Puskin được mệnh danh là nhà thơ tình thế giới. Ông viết rất nhiều bài thơ
về tình yêu nam nữ. Đọc thơ tình của ông, chúng ta luôn cảm nhận được sự chân thành,
trong sáng và thật tế nhị trong tâm hồn của người đang yêu. Nhà thơ đã thể hiện quan
niệm về tình yêu của mình qua bài Tôi yêu em. Bài thơ đã được đưa vào chương trình
giảng dạy Văn ở bậc Trung học phổ thông. Bài thơ giúp người đọc nhận thức được rằng,
khi yêu phải yêu sao cho đẹp, phải có văn hóa, nhân cách và trong tình yêu phải cao
thượng.
“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng,
Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 12
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Chúng ta có thể kể đến một số bài thơ tình đặc sắc của Puskin như: Con
đường mùa đông, Lá thư bị đốt chá,… Nhìn chung, những bài thơ của ông ngắn gọn,
trong sáng, giản dị và vô cùng tinh tế.
Tóm lại, thơ trữ tình của Puskin là tổng hòa của niềm say mê với cảm xúc
tràn trề với ánh sáng trí tuệ. Nó được xem như là cuốn sử biên niên của thời đại. Qua thơ
trữ tình của Puskin chúng ta có thể thấy được hình ảnh con người dũng cảm kiên cường
trong đấu tranh, chân thành, chung thủy trong tình bạn, lành mạnh, trong sáng và tha thiết
trong tình yêu, ý thức trách nhiệm cao trong sáng tác nghệ thuật.
1.1.2.2. Trường ca
Ở thể loại trường ca, người viết sẽ đi vào tìm hiểu ở phần sau.
1.1.2.3. Tiểu thuyết.
Với thể loại tiểu thuyết, người viết chỉ xin trình bày những hiểu biết của
mình về tác phẩm Epghênhi Ônêghin. Và ở luận văn này, người viết chỉ trình bày sơ lược,
điểm qua một vài nét chứ không đi sâu vào phân tích.
Đây là tiểu thuyết đuợc Puskin viết bằng thơ trong hơn tám năm từ năm
1823 đến năm 1831. Tiểu thuyết này được tác giả viết theo phương pháp hiện thực. Tác
phẩm là trung tâm trong toàn bộ sáng tác của Puskin. Epghênhi Ônêghin là một tác phẩm
lớn của văn học Nga và văn học thế giới.
Có thể nói, tác phẩm đã mở đường cho dòng văn học hiện thực Nga, đánh
dấu một bước chuyển mới của văn học Nga. Tác phẩm có đến 5275 dòng thơ với bốn
nhân vật chính: Epghênhi Ônêghin, Tachiana, Lenxki và Ônga.
Epghênhi Ônêghin - một thanh niên quý tộc với nhiều cái đáng quý: tuổi
trẻ, sức lực, học vấn…Tuy nhiên, anh chẳng biết sử dụng “những cái đáng quý” ấy vào
việc gì. Anh sống không mục đích, lý tưởng cũng không. Anh sống an thân, ích kỷ và
buồn chán.
Trong anh có nhiều mâu thuẫn: chán xã hội, khinh bỉ nó nhưng sợ chính nó.
Anh đã từ chối một tình yêu lẽ ra anh phải được sống hạnh phúc. Để rồi đến cuối cùng,
anh đấu súng với Lenxki – người bạn của mình. Đó là điều vớ vẩn, không nên làm nhưng
anh vẫn để điều đó xảy ra vì anh sợ dư luận xã hội.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 13
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Dần dần, anh trở thành “con người thừa” trong xã hội. Anh trở thành hình
tượng điển hình, đại diện cho một bộ phận tầng lớp thanh niên quý tộc đương thời.
* Tachiana:
Người đọc dành cho nhân vật này nhiều sự yêu mến. Tachiana - một cô gái
sống có nghị lực, trách nhiệm. Ở nàng có nét đẹp dịu hiền, kín đáo. Cô gắn bó với làng
quê cả về tâm hồn lẫn tư tưởng.
Dù là một cô gái sống nội tâm, trầm lặng nhưng khi đã yêu, nàng yêu rất
chân thành, nồng cháy, tha thiết và luôn tuân theo nhịp đập của trái tim. Khi tình yêu bị từ
chối, nàng vẫn giữ tình cảm mà nàng đã dành cho Epghênhi Ônêghin.
Tachiana là đại diện cho phụ nữ Nga. Nàng đã thể hiện phẩm chất của
người phụ nữ Nga, tâm hồn Nga chân chính và sâu sắc.
* Lenxki:
Một người có tài và nồng nhiệt. Chàng là một người lãng mạn mang nhiều
hoài bão ở đời, nhưng cái chết của anh là lẽ tất nhiên. Tính hiện thực của tác phẩm
chính là ở đây.
Để tăng thêm tính hiện thực cho tác phẩm, tác giả đã xây dựng những nhân vật
bà nhũ mẫu, những cô gái nông thôn,… bên cạnh những nhân vật chính.
Nhà thơ đã nắm bắt những cái đẹp trong cái bình thường, dung dị để đưa
vào tác phẩm vẻ đẹp của nông thôn Nga qua các mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông với núi
non, sông rộng, tuyết phủ, bầu trời xanh,…
Trước khi tiểu thuyết thơ Epghênhi Ônêghin ra đời, có thể nói, ở Nga chưa
có một tác phẩm văn học nào thể hiện toàn bộ một giai đoạn lịch sử trọn vẹn, rộng rãi và
chân thực. Đây chính là quyển “bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga”. (Biêlinxki)
1.1.2.4. Văn xuôi
Trong những năm cuối cùng 1827 - 1837, Puskin chú trọng vào việc viết văn
xuôi và ông đã đặt nền móng cho văn xuôi hiện thực Nga. Ông có nhiều tác phẩm tiêu
biểu nổi tiếng thế giới: Con đầm bích, Người con gái viên đại úy, Người da đen của Piốt
Đại đế…
Tác phẩm Người con gái viên đại úy
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 14
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Tiểu thuyết được viết năm 1836, viết về cuộc khởi nghĩa của Pugatsiôp, thủ lĩnh
của cuộc khởi nghĩa nông dân làm rung chuyển nước Nga năm 1773 - 1775.
Quyển tiểu thuyết lôi cuốn người đọc đương thời vì nó nói về cuộc tình duyên, số
phận của đôi bạn trẻ đã trải qua những gian khổ, trắc trở và cả những may mắn đến lạ
lùng. Một cuộc tình không giống như những câu chuyện tình khác! Nó diễn ra trong mối
quan hệ phức tạp, trong tình huống quân triều đình và nghĩa quân đánh nhau, sự chứng
kiến giữa phe đối lập, có những lúc giao tranh và cả lúc yên ả.
Đối với quyển tiểu thuyết, chúng ta dần dần xâm nhập vào không khí cuộc khởi
nghĩa. Tiếp xúc với Pugatsiôp, ta nhận thấy được bức tranh nông dân khởi nghĩa hùng
vĩ, tập hợp nhiều nông dân, nhiều tầng lớp khác nhau. Puskin đã lồng thiên tình sử của
người con gái viên đại úy vào thiên anh hùng ca về người anh hùng Pugatsiôp. Đây là
một sự kết hợp rất khéo léo, rất hợp lý, tạo nên một thiên tiểu thuyết thật sự. Tiểu thuyết
này có thể xem như một công trình tổng kết những suy nghĩ của Puskin trong nhiều năm
về những vấn đề lớn có tầm quan trọng lịch sử. Tác phẩm là đỉnh cao văn xuôi của tác
giả.
Tóm lại, qua các tác phẩm của mình, Puskin đã nêu lên những vấn đề cơ
bản của thời đại:
- Vai trò lịch sử của tầng lớp quý tộc tiến bộ.
- Chuyên chế và nhân dân. Vai trò của nhân dân trong lịch sử.
- Vấn đề nông dân và giải phóng nhân dân.
Trong khi nêu những vấn đề bức xúc của đời sống Nga, Puskin còn thể hiện
những mặt khác nhau về đời sống dân tộc. Toàn bộ sáng tác của Puskin được xem như
quyển bách khoa toàn thư đầu thế kỉ XIX.
Puskin đã khởi đầu một phương pháp sáng tác mới - phương pháp hiện thực
. Ông đã thể hiện cuộc sống chân thực, phá bỏ những hình thức gò bó của chủ nghĩa cổ
điển, chủ nghĩa tình cảm và chủ nghĩa lãng mạn. Ông đã có công xây dựng và phát triển
ngôn ngữ văn học Nga.
1.1.3. A. Puskin với thể loại trường ca.
1.1.3.1. Về thể loại “trường ca”.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 15
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Trường ca là thuật ngữ văn học chỉ các tác phẩm thơ có dung lượng lớn, thường có
cốt truyện tự sự hoặc sườn truyện trữ tình.
Trường ca cũng thường được dùng để gọi các tác phẩm sử thi cổ đại và trung đại,
khuyết danh hoặc có tên của tác giả. Theo Alexsanđer Nikolayevich Veselovski thì chúng
được soạn bằng cách xâu chuỗi các bài thơ sử thi và truyện kể, hoặc theo A. Hoysler thì
nới rộng một hoặc vài truyền thuyết dân gian. Theo Albert Bates Lord và Milman Parry
thì trường ca được soạn bằng cách cải biên các cốt truyện cổ xưa trong tiến trình tồn tại
của sáng tác dân gian.
Nhìn tổng thể, chúng ta có thể chia được một số thể loại của trường ca như:
Trường ca anh hùng, trường ca giáo huấn, trường ca châm biếm, trường ca có cốt truyện
lãng mạn, trường ca mang tính kịch - trữ tình…Dần dần, trong trường ca các đề tài cá
nhân, triết lý, đạo đức được đặt lên hàng đầu. Các yếu tố trữ kịch - trữ tình được tăng
cường, các truyền thống Jolklore được phát hiện và khai thác, tạo nên những trường ca
của thời đại tiền lãng mạn, như trường ca của Jame Macpherson, Walter Scott.
Giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của trường ca là thời đại của chủ nghĩa lãng mạn
với sự chú trọng đặc biệt đến thể loại của nhiều nhà thơ khắp thế giới. Các tác phẩm
chiếm vị trí cao của thời kỳ thường có tính triết lý xã hội hoặc tượng trưng triết lý, như
trường ca Kỵ sĩ đồng của A. Puskin, Con quỷ của Mikhail Juryevich Lermontov, …
Đến nửa thế kỷ XIX, lúc thể loại đang suy thoái vẫn xuất hiện một số trường ca
lãng mạn xuất sắc như The Song of Hiawatha của Henry Wadsworth Longfllow. Đồng
thời, có sự xuất hiện của những trường ca theo xu hướng hiện thực như Thần băng giá
mũi đỏ, Ai được sống sung sướng ở Nga của tác giả Nikolay Alecayevich Nekrasov.
Bước sang thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI, trường ca thường phát triển
theo hướng trữ tình, tâm lý, triết lý: “Các xúc cảm riêng tư trong liên hệ với những chấn
động lịch sử, trong khi đó yếu tố cốt truyện được giảm xuống thậm chí tương đối mờ
nhòe” [23; tr.1867]. Và “dù không trở lại thời hoàng kim như những năm đầu thế kỉ XIX
nhưng trường ca, với tư cách một thể loại tổng hợp, trữ tình - tự sự, hoành tráng, cho
phép kết hợp những chuyển động lớn, những cảm xúc trầm sâu và những quan niệm lịch
sử, vẫn chiếm vị trí nhất định trong thi ca thế giới” [1; tr.365] và đây là thể loại mà bất cứ
nhà thơ lớn nào cũng muốn thử sức.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 16
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
1.1.3.2. A. Puskin với thể loại trường ca.
Puskin ở phương Nam bốn năm: Kapkaz, Crưm, Kisinhôp (1820 - 1823) và Ôđetxa
(1823 - 1824). Đây có thể xem là thời kỳ lãng mạn rực rỡ của nhà thơ. Puskin sáng tác
được nhiều thơ trữ tình và đặc biệt là trường ca.
Con đường trường ca của Puskin cùng hướng cùng chiều con đường thơ của
Puskin nói chung, từ chủ nghĩa lãng mạn đến chủ nghĩa hiện thực. Ngay khi ở trường
Lixê nhà thơ đã có khuynh hướng mở rộng phạm vi sáng tác, muốn bao quát rộng rãi đời
sống muôn vẻ, muốn đi vào những thể loại lớn và ngay từ khi đó Puskin đã viết trường ca.
Viết thể loại trường ca, Puskin không chịu gò bó mình trong khuôn khổ truyền
thống quy phạm. Puskin mở rộng trường ca một cách phóng khoáng, kết hợp với thơ
những yếu tố của kịch, của truyện, kết hợp trữ tình và hài hước, dựa trên phương thức tự
sự, vận dụng âm thanh, nhịp điệu, hình ảnh của thơ để thể hiện một nội dung lớn. Có thể
nói, Puskin đã mạnh dạn đổi mới thể loại, đổi mới kết cấu, ngôn ngữ khi tiếp thu truyền
thống.
Puskin đã theo sát và khai thác kho tàng sáng tác dân gian phong phú mà ông vốn
đã quen thuộc từ thuở nhỏ và trong những năm sống cùng nhân dân.
Chúng ta có thể điểm qua một số trường ca của Puskin.
Bản Trường ca Ruxlan và Liutmila.
Tác phẩm được Puskin sáng tác năm 1820. Khi bản trường ca này ra đời, ngay lập
tức, Biêlinxki đã nói: “…nền văn học Nga trước đây chưa từng có một cái gì tương tự
như Ruxlan và Liutmila. Trong thiên trường ca này có cái gì cũng mới, câu thơ cũng như
chất thơ, cũng như giọng đùa bỡn, tính chất thần tiên bên cạnh những bức nghiêm túc”.
Ruxlan và Liutmila viết trong gần ba năm từ năm 1817 đến năm 1820, gồm sáu ca
khúc, lời đề tặng và lời bạt, là một bản trường ca đầy sức hấp dẫn. Từ truyền thuyết về
nàng công chúa Liutmila xinh đẹp và chàng tráng sĩ Ruxlan dũng cảm, nhà thơ dựng nên
bản trường ca tràn đầy tinh thần Nga. Bản trường ca như một trong số rất nhiều câu
chuyện cổ tích Nga với sự lạc quan, yêu đời.
Bản trường ca không phân chia nhân vật chính diện và phản diện một cách cứng
nhắc theo những công thức truyền thống. Ruxlan, Liutmila, Rôgơđai, Phaclap, Ratmia và
nhiều nhân vật khác đều để lại những ấn tượng sâu sắc cho người đọc bên cạnh những
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 17
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
nhân vật phù thủy, ẩn sĩ, những phép biến hóa nhiệm màu, những mưu ma chước quỷ vẫn
thường gặp trong truyện dân gian. “Tất cả đã đưa chúng ta về lại với “ngày xửa ngày
xưa” huyền diệu, khi nước Nga chiến thắng kẻ thù xâm lược, Ruxlan và Liutmila bảo vệ
được tình yêu, hạnh phúc lứa đôi” [4, tr.61]. Đó chính là những cái mới trong trường ca
Puskin.
Tuy nhiên, có một số người không thừa nhận những ưu điểm của bản trường ca mà
họ biến chúng thành khuyết điểm như: sử dụng từ ngữ “nôm na” nơi phố xá, những nhịp
điệu “dân quê” hoặc những chất liệu dân gian vì họ cho rằng ngôn ngữ thơ ca của các
thần cần phải ở bên trên cái bình thường, bình dân. Nhưng Ruxlan và Liutmita đã “khẳng
định được vị trí của mình và đã báo hiệu một thời kỳ mới trong văn học Nga”.
Bản trường ca Người tù Kapkaz.
Bản trường ca ra đời trong hoàn cảnh vô cùng mới mẻ với Puskin. Nhà thơ bị “trục
xuất” phải từ bỏ Pêtecbua ra đi, nhưng ra khỏi “phố phường chật hẹp” nhà thơ có điều
kiện tiếp xúc với cuộc đời, với nhân dân. Tâm hồn nhà thơ nổi sóng trước đại dương của
phương Nam, dưới bầu trời tự do cao vời vợi, ngập tràn nắng gió,…Và bản trường ca là
những vần thơ của trái tim mình, có dáng dấp tiểu sử và cũng là những vần thơ về đời
sống hiện thực.
Puskin đã viết về nhân vật người tù: “Tôi muốn thể hiện ở anh ta sự dửng dưng đối
với cuộc sống và những niềm vui thú ở đời, thể hiện cái giá trước tuổi của tâm hồn, đó là
những nét khác biệt của thanh niên thế kỉ XIX”. Chính nhân vật “người tù” ấy đã đặt cơ
sở cho những hình tượng Alêcô, Ônhêghin, Pesôrin sau này, những điển hình của thanh
niên Nga thế kỉ XIX.
So với Ruxlan và Liutmila thì bản trường ca Người tù Kapkaz có ý nghĩa xã hội và
văn học rộng lớn hơn, khẳng định vị trí của loại trường ca lãng mạn cách mạng trong sự
phát triển phong phú, đa dạng của thơ ca Nga.
Trường ca Đoàn người Zigan.
Bản trường ca lãng mạn cuối cùng, tiếp tục chủ đề của bản trường ca Người tù
Kapkaz.
Nhân vật chính Alêcô có những nét tương tự nhân vật “người tù”. Anh cũng ra đi
tìm tự do nơi xa lạ, anh theo “đoàn người Zigan” rong ruổi trên thảo nguyên và anh đã tìm
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 18
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
được tự do. Trong mối quan hệ với Demphiara, Alêcô hiện nguyên hình là một con người
ích kỷ, tàn nhẫn và độc ác. Anh yêu tự do nhưng anh chỉ yêu tự do của bản thân mình.
Anh dám đoạn tuyệt với xã hội quý tộc thượng lưu không một chút luyến tiếc, chần chừ,
ra đi nhưng cái “xã hội của anh”, giai cấp của anh không dễ dàng rời bỏ sản phẩm của nó.
Con người cá nhân vẫn sống trong anh, vẫn muốn chiếm đoạt tự do, hạnh phúc của cô gái
thảo nguyên, anh trở thành kẻ sát nhân độc ác.
Đến đây, ta có thể thấy rằng, Puskin đã qua thời kỳ quá độ để thành “nhà thơ của
thực tại” để viết những bản trường ca hiện thực.
Người viết sẽ khảo sát sâu vào ba bản trường ca trên ở chương 3, nên ở đây, người
viết chỉ điểm qua nội dung chính của ba tác phẩm.
Người viết sẽ nêu sơ nét về hai bản trường ca tiếp theo của Puskin để thấy được
những nét mới trong sáng tác của ông.
Trước tiên là bản trường ca Pôntava. Bản trường ca gần một ngàn năm trăm câu
thơ với nhiều đoạn đối thoại đầy kịch tính.
Trường ca mở đầu với cuộc sống thanh bình ở Pôntava, cảnh gia đình Cônsubây
giàu sang và mối tình đắm đuối nhưng éo le của cô gái Marya và người cha đỡ đầu
Madepa, những âm mưu phản bạn của Madepa chống lại vua Piôt I, những cuộc trả thù
khủng khiếp, câu chuyện gia đình, bên tình, bên hiếu…Quá khứ dần dần sống lại trước
mắt mọi người “với tất cả sự chân thực của nó”. Những biến cố lịch sử có ý nghĩa trọng
đại, hình tượng Piôt Đại đế và chiến trận Pôntava lẫy lừng nổi bật ở bình diện thứ nhất
của tác phẩm. Bản trường ca lịch sử mang tính hiện thực và tính nhân dân sâu sắc.
Ở tác phẩm, nhà thơ đã xây dựng những hình tượng đối lập tiêu biểu cho những xu
thế khác nhau của thời đại. Piôt I đại diện cho nhân dân Nga kiên cường và dũng cảm.
Vua Caclơ XII – một kẻ phiêu lưu quân sự ôm ấp nhiều tham vọng chế ngự nước Nga.
Madepa – kẻ lừa dối nham hiểm, phản bội độc ác, thù địch với nhân dân.
Pôntava giữ một vị trí quan trọng trên con đường sáng tác của Puskin. Tác phẩm
đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa xã hội, thể hiện những bức tranh hiện thực rộng lớn.
Cuối cùng, bản trường ca Kỵ sĩ đồng. Tác giả viết xong năm 1933 nhưng sau quá
trình kiểm duyệt, cắt xén, sửa đổi của Nga hoàng thì mãi đến thời xô viết tác phẩm mới
xuất hiện hoàn chỉnh.
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 19
Yếu tố lãng mạn và hiện thực qua một số trường ca phương Nam của A. Puskin
Kỵ sĩ đồng là bản trường ca anh hùng ngợi ca sự vĩ đại của Piôt Đại đế. Ở
bản trường ca này cũng như ở các tác phẩm khác, Puskin viết về vua Piôt đều đi tìm hình
bóng của “nhà vua anh minh”, nhân vật kiệt xuất lịch sử, người chiến thắng trận Pôntava,
người tạo lập Pêtecbua, là “cửa sổ để nước Nga nhìn sang Châu Âu”.
Và ở đây, Puskin cũng đã nhìn thấy cả hai phương diện của Nga hoàng: Piôt – nhà
cải tạo vĩ đại và Piôt – chủ nô tàn bạo. Nhận thức rõ hai mặt ấy, Puskin xác định thái độ
ngợi ca và phản kháng. Piốt đã Âu hóa người Nga, biến nước Nga lạc hậu thành cường
quốc văn minh nhưng Kỵ sĩ đồng đã kéo nước Nga “bằng dây cương sắt”.
Từ những sự việc cụ thể, những chi tiết hiện thực trong đời sống thường ngày và
đời sống lịch sử, từ những nhân vật có thật và không có thật, tác giả xây dựng bản trường
ca có sức khái quát triết học, lịch sử và xã hội lớn lao.
Tóm lại, “trong kho tàng châu báu của văn học Nga thế kỷ XIX, Puskin đã góp
nhiều hạt ngọc, trong đó lấp lánh những hạt ngọc “trường ca” [3, tr.84].
1.2. Một số vấn đề lí luận chung
1.2.1. Khái niệm về yếu tố lãng mạn và yếu tố hiện thực
1.2.1.1. Yếu tố lãng mạn
Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na, lãng mạn là những gì vượt ra bên ngoài
thực tại, vươn lên thực tại, không bị rằng buộc, bó buộc. Và chúng xuất hiện trong tác
phẩm văn học ở khía cạnh nào đó, ta gọi chung là yếu tố lãng mạn.
Do chưa tìm được khái niệm nào cụ thể, chính xác, ở đây, người viết sẽ bàn về
phương pháp sáng tác lãng mạn.
Trước hết, phương pháp sáng tác được định nghĩa “là những nguyên tắc phản ánh
cuộc sống bằng nghệ thuật” [11; tr.58]. Phương pháp sáng tác lãng mạn là nguyên tắc
phản ánh cuộc sống ở một giai đoạn nhất định, là sản phẩm của một thời đại nhất định,
gắn liền với những tiền đề lịch sử - xã hội, văn hóa, tinh thần và hệ tư tưởng của thời đại
đó.
Phương pháp sáng tác lãng mạn được hình thành từ Tây Âu, xuất hiện sau cách
mạng tư sản năm 1789 thành công, lật đổ chế độ phong kiến và đưa giai cấp tư sản lên
SVTH: Bùi Nguyễn Cẩm Thư
Trang 20